Bảo Yên: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên cơ sở khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương là giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên.

baolaocai-tl_cc.jpg
Chuối là cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Yên có nguồn thu ổn định.

Năm 2023, gia đình anh Lương Văn Ngọc ở thôn 2 Nhai Thổ, xã Kim Sơn được tham gia dự án “Liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối theo tiêu chuẩn VietGAP”. Theo đó, gia đình được hỗ trợ giống chuối, phân bón, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết bao tiêu sản phẩm.

baolaocai-tl_tc.jpg
Người dân xã Kim Sơn sơ chế sợi tơ chuối (sản phẩm từ thân cây chuối) để tăng thu nhập.

Nhờ chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật được tập huấn nên diện tích chuối sinh trưởng, phát triển tốt. Với 1,2 ha, hiện mỗi năm gia đình xuất bán hơn 1.000 buồng chuối, trọng lượng 25 - 30 kg/buồng, giá bán từ 3.000 - 5.000 đồng/kg, thu về hơn 100 triệu đồng. Anh Ngọc chia sẻ: Chuối sau khi thu hoạch được đơn vị liên kết thu mua ngay tại thôn, vừa không mất chi phí vận chuyển, giá bán ổn định, gia đình rất phấn khởi. Ngoài sản phẩm chính là quả chuối, thân chuối cũng được đơn vị liên kết thu mua để sơ chế thành sợi tơ phục vụ xuất khẩu, tạo thêm thu nhập cho người dân.

baolaocai-tl_che-la-cay-chu-luc-trong-san-xuat-nong-nghiep-cua-bao-yen.jpg
Dự án phát triển chè theo hướng hữu cơ được triển khai, góp phần nâng cao giá trị cây chè trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn cho biết: Để triển khai dự án hiệu quả, chính quyền xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn để các hộ có thêm kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Ngoài diện tích chuối được hỗ trợ theo dự án, người dân trên địa bàn xã đã mở rộng thêm gần 10 ha, bước đầu đã mang lại sinh kế, từng bước tạo điều kiện để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

baolaocai-tl_dt.jpg
baolaocai-tl_img-9491.jpg
Trồng dâu, nuôi tằm giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Bảo Yên đã xây dựng nhiều mô hình, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. Theo đó, từ năm 2023 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện 8 dự án phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với sự tham gia của hàng nghìn hộ dân. Các dự án tập trung phát triển các cây trồng chủ lực và tiềm năng của huyện như quế, chè, chuối, cây ăn quả, dâu tằm…

Tiêu biểu là dự án xây dựng nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm quế gắn với phát triển vùng nguyên liệu quế hữu cơ, triển khai tại các xã Cam Cọn, Minh Tân, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, quy mô trồng mới 366,8 ha, thâm canh 455 ha với 793 hộ tham gia; dự án liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã: Xuân Hòa, Kim Sơn, Tân Dương, Yên Sơn, quy mô 155 ha với 230 hộ tham gia; dự án liên kết phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại các xã: Xuân Hòa, Lương Sơn, Tân Dương, Phúc Khánh, Xuân Thượng có quy mô thâm canh 46 ha với 121 hộ tham gia…

baolaocai-tl_tl.jpg
Cây thanh long giúp nhiều hộ dân xã Minh Tân có nguồn thu ổn định.

Qua đó trên địa bàn huyện đã hình thành và mở rộng diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển thương hiệu như vùng trồng chè hơn 578 ha, vùng trồng chuối 296 ha, quế hơn 24.900 ha, vùng cây ăn quả hơn 214 ha…

Hiệu quả từ việc hỗ trợ sinh kế đã góp phần quan trọng thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương. Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm của huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao: Năm 2022 là 7,74%, đạt 172% kế hoạch tỉnh giao (4,5%); năm 2023 là 4,51%, đạt 104,92% kế hoạch tỉnh giao (4,3%), đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

baolaocai-tl_1.jpg
Đời sống của người dân trên địa bàn huyện Bảo Yên ngày càng được nâng cao.

Ông Nguyễn Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn huyện đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình.

Thực tế công tác giảm nghèo những năm qua cho thấy, việc quan trọng là trao “cần câu”, tạo sinh kế hiệu quả giúp hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Chính vì vậy, giải pháp đa dạng hóa các mô hình sinh kế không chỉ cho thấy hiệu quả, mà còn là tiền đề quan trọng để hình thành các mô hình kinh tế, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vừa mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ Lào Cai: Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị

Doanh nhân trẻ Lào Cai: Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai thành lập năm 2002, hiện có hơn 80 hội viên, đến nay đã qua 4 kỳ đại hội. Những năm qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai đã làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, doanh nhân trên địa bàn. Các hội viên tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời tích cực tham gia hoạt động an sinh, nhất là hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, tai nạn, rủi ro.

[Ảnh] Đồng Tuyển: Nông thôn mới kiểu mẫu vùng ven đô

[Ảnh] Đồng Tuyển: Nông thôn mới kiểu mẫu vùng ven đô

Nằm ở cửa ngõ phía Tây bắc của thành phố Lào Cai, xã Đồng Tuyển đã cán đích nông thôn mới năm 2015, hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2024. Có được kết quả này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo linh hoạt của các cấp còn là sự quyết tâm, đồng lòng của người dân.

Sau thiên tai, Lào Cai tập trung cứu những cánh rừng

Sau thiên tai, Lào Cai tập trung cứu những cánh rừng

Sau trận mưa lũ vừa qua, rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở  khu vực địa hình hiểm trở, núi cao. Vì vậy, việc khắc phục diện tích rừng đã mất gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, lớp đất mặt không còn.

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Mở thêm tuyến xe vận tải khách từ Hà Nội đi Sa Pa

Mở thêm tuyến xe vận tải khách từ Hà Nội đi Sa Pa

Ngày 27/11, Sở Giao thông vận tải Lào Cai có văn bản thống nhất chủ trương với Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc tăng cường bổ sung danh mục, tổ chức đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh Lào Cai - Hà Nội.

fbytzltw