Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Cán bộ Đồn Biên phòng A Pa Chải giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân. Ảnh tư liệu, minh họa: Minh Đức/TTXVN
Cán bộ Đồn Biên phòng A Pa Chải giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân. Ảnh tư liệu, minh họa: Minh Đức/TTXVN

Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021; trong đó, đưa ra mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân…

Phạm vi của Chương trình là thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối tượng của Chương trình gồm: xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Đại diện Ủy ban Dân tộc trình bày tóm tắt Báo cáo thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình, các đại biểu là thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định; nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình được quy định tại khoản 1, Điều 4 của Luật Đầu tư công như sự cần thiết điều chỉnh Chương trình; điều chỉnh đối tượng và địa bàn thuộc diện đầu tư của Chương trình; các nội dung điều chỉnh tiểu dự án, dự án thành phần của Chương trình…

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr khẳng định, trên cơ sở các ý kiến của thành viên Hội đồng, Ủy ban Dân tộc sẽ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện hồ sơ để báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.

Làm rõ thêm các vấn đề, ông Y Vinh Tơr cho biết, việc điều chỉnh Chương trình nhằm phù hợp với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chính phủ đã trình Quốc hội và để làm rõ, sửa đổi, bổ sung nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng của Chương trình tại các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh thêm các nội dung và yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm rõ như: sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của Chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; mức vốn, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn tương ứng với các nội dung đề xuất điều chỉnh; việc điều chỉnh mức vốn, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn giữa các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động trong Chương trình.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, thuyết minh làm rõ việc điều chỉnh Chương trình theo quy định của pháp luật về điều chỉnh theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 43 của Luật Đầu tư công; giải pháp, tổ chức thực hiện Chương trình sau điều chỉnh; đánh giá hiệu quả của Chương trình sau điều chỉnh.

Cùng với đó, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị Ủy ban Dân tộc khẩn trương giải trình, bổ sung các nội dung được nêu và gửi Hội đồng xem xét. Sau khi nhận được hồ sơ giải trình, giao đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước (Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm định gửi xin ý kiến các thành viên Hội đồng và hoàn thiện báo cáo sau khi có ý kiến của thành viên Hội đồng để báo cáo kết quả thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, ký trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

Đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, vùng chuyên canh rau màu của xã Gia Phú (Bảo Thắng) bị ngập úng và hư hại hoàn toàn. Ngay sau mưa lũ, người dân tập trung khôi phục vùng rau bằng những cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Bảo Yên đã tập trung mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

fbytzltw