Bảo Yên: Quan tâm, thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Bảo Yên đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân. Đặc biệt, huyện chú trọng đến việc phát triển kinh tế địa phương thông qua hỗ trợ các mô hình sản xuất và khuyến khích người dân phát triển kinh tế.

Những năm qua, mặc dù kinh tế - xã hội của địa phương có bước phát triển rõ rệt, đời sống của người dân nâng lên nhưng với đặc thù địa bàn rộng, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, người lao động đa số chưa qua đào tạo, thiếu việc làm… nên thu nhập của người dân chưa thực sự ổn định, tiềm ẩn nguy cơ nghèo, tái nghèo. Năm 2023, huyện vẫn còn 1.708 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,01%; số hộ cận nghèo còn 1.314 hộ, chiếm 6,16%.

baolaocai-br_gn-2.jpg
Các chương trình hỗ trợ giảm nghèo gắn với hỗ trợ sản xuất, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện tại nhiều địa phương.

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn, huyện Bảo Yên đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Bảo Yên giai đoạn 2022 - 2025 do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện đã phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ xã, thôn, bản. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, UBND huyện Bảo Yên đã xây dựng các kế hoạch thực hiện; giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án giảm nghèo và các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện và giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các xã, thị trấn.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt những kết quả quan trọng. Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu tỷ lệ giảm nghèo đa chiều bình quân toàn huyện đạt từ 3% trở lên, tương đương giảm từ 641 hộ nghèo trở lên (đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao 3%); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo đạt từ 1,7% trở lên, tương đương giảm 363 hộ cận nghèo trở lên; tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3,5% trở lên; tỷ lệ tái nghèo dưới 1%; phấn đấu 14/16 xã có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt chuẩn tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024.

baolaocai-br_gn-3.jpg
Mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Yên Sơn.

Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, từ đầu năm đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn đã giảm 570 hộ, tương đương tỷ lệ giảm 2,67%, đạt 89% kế hoạch năm (bằng 94,52% cùng kỳ năm 2023). Số hộ nghèo còn lại là 1.138 hộ (chiếm 5,34%). Số hộ cận nghèo giảm 317 hộ, tương đương tỷ lệ giảm 1,49%, đạt 87,33% kế hoạch năm; số hộ cận nghèo còn lại 997 hộ, chiếm tỷ lệ 4,67%.

Công tác đào tạo nghề, tư vấn, giải quyết việc làm được thực hiện theo hướng gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Từ đầu năm đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu lao động cho 22 người tại thị trường Nhật Bản và Đài Loan. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay xuất khẩu lao động 4 trường hợp; cho vay Quỹ quốc gia về việc làm đối với 245 trường hợp. Số lao động có việc làm mới ước thực hiện đến hết tháng 9/2024 là 1.300 người, bằng 76,4% kế hoạch năm (kế hoạch là 1.700 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,2%, bằng 98,7% kế hoạch năm.

Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên thực hiện các dự án gắn với cây trồng, vật nuôi chủ lực tại địa phương như Dự án phát triển ngành hàng quế theo hướng sản xuất hữu cơ để nâng cao giá trị; Dự án liên kết phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ, khảo nghiệm mô hình trồng xen cây mắc ca trên chè để nâng cao giá trị; Dự án liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối theo tiêu chuẩn VietGAP.

baolaocai-br_mg-5437.jpg
Cơ sở chế biến nông sản tại địa phương góp phần tạo việc làm cho lao động tại chỗ.

Trong quá trình thực hiện, huyện chỉ đạo tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động của dự án từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch. Đến nay, các dự án đang được triển khai đồng bộ, người dân tham gia dự án đa số là người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã được tập huấn nâng cao năng lực, cung cấp con giống, cây giống, phân bón... tạo sinh kế, từ đó tạo ra thu nhập ổn định, hướng tới vươn lên thoát nghèo.

Ông Vũ Đức Nghĩa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bảo Yên nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong năm 2024 là tiền đề để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, đó là cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thị trấn và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Bệ phóng" cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

"Bệ phóng" cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vừa được ký kết sẽ là “bệ phóng” cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang UAE và khu vực thị trường Trung Đông.

Chế biến sâu nâng cao giá trị dược liệu atiso Sa Pa

Chế biến sâu nâng cao giá trị dược liệu atiso Sa Pa

Với nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu trong phát triển cây dược liệu và thế mạnh chế biến sâu cây dược liệu atiso, thị xã Sa Pa đã từng bước nâng cao giá trị, thương hiệu của sản phẩm, góp phần ổn định thu nhập, cuộc sống cho người dân.

Ứng xử thế nào với các sàn thương mại điện tử hoạt động "chui"?

Ứng xử thế nào với các sàn thương mại điện tử hoạt động "chui"?

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Bộ Công Thương đã triển khai nhiều động thái để tăng cường quản lý Nhà nước về TMĐT; trong trường hợp cần thiết có thể có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp với các nền tảng vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Thị trường Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại, xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản. Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản năm 2024 tổ chức tại Lào Cai chiều 1/11 với hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia càng khẳng định điều đó qua nhận định, chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp hai quốc gia.

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

Cây dong riềng bén rễ ở xã Bản Xèo huyện Bát Xát từ rất lâu và đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Năm nay, cây dong riềng lần đầu vượt nhiều dấu mốc quan trọng như diện tích, năng suất và giá bán.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw