Văn Bàn công bố logo chỉ dẫn địa lý “Thẩm Dương” với sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón

Ngày 8/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai phối hợp UBND huyện Văn Bàn, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoa Ban tổ chức công bố logo chỉ dẫn địa lý Thẩm Dương với sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón và cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

ton-canh-6469.jpg
Quang cảnh hội nghị công bố logo chỉ dẫn địa lý ‘'Thẩm Dương”.

Tại hội nghị đã thông qua văn bản của UBND tỉnh Lào Cai đồng ý logo chỉ dẫn địa lý Thẩm Dương; thông báo ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Thẩm Dương cho các tổ chức, cá nhân của UBND huyện Văn Bàn. Đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa để sử dụng, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Thẩm Dương”, tăng cường quảng bá và khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm có nguồn gốc từ huyện Văn Bàn được thị trường biết đến.

Logo chỉ dẫn địa lý “Thẩm Dương” đảm bảo theo quy chuẩn thiết kế của logo nhận diện; phần hình, chữ dễ nhận biết, dễ nhớ. Tại hội nghị, đại biểu đã được tập huấn, truyền đạt nội dung về kiến thức sở hữu trí tuệ; quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý "Thẩm Dương" cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

nap-khau-tan-don.jpg
Các đại biểu tham quan sản phẩm nếp Khẩu Tan Đón được đóng gói dán logo.

Huyện Văn Bàn hiện có 10 nhãn hiệu, logo được bảo hộ, gồm 8 nhãn hiệu tập thể và 1 chỉ dẫn địa lý “Thẩm Dương” cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón. Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND xã Thẳm Dương tổ chức thực hiện theo đúng trình tự bài bản, như: Triển khai xây dựng hồ sơ đăng ký từ năm 2015 và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý năm 2017; tăng cường quản lý nhà nước về bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nói riêng, bảo hộ thương hiệu nói chung; tăng cường tuyên truyền về xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của địa phương; chỉ đạo mở rộng quy mô sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm….

Hiện nay, xã Thẳm Dương quy hoạch phát triển vùng trồng lúa nếp Khẩu Tan Đón với diện tích 80 ha, năng suất loại lúa này đạt hơn 47 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 400 tấn/năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Thời điểm này, các nương quýt sen khắp vùng biên giới Mường Khương đã nhuộm màu vàng rực. Nông dân rộn ràng bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch quýt sen. Khắp các tuyến đường tại thị trấn Mường Khương, những sạp quýt được bày bán vàng rực, bắt mắt.

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw