Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

VH6 là giống lê có nguồn gốc từ Đài Loan, được nhập trồng khảo nghiệm tại Trại Nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà, thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai từ năm 2002 và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng mới năm 2012. Ưu điểm nổi bật của giống lê VH6 là sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, quả lê vỏ mỏng, giòn, vị ngon ngọt thanh mát, trồng cây 4 đến 5 năm sẽ cho thu hoạch.

Hàng trăm gốc lê VH6 của gia đình chị Tẩn Tả Mẩy ở thôn Kin Chu Phìn 1, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được vin cành, tỉa quả, bón phân theo đúng hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, từng quả lê được bọc cẩn thận.

Hàng trăm gốc lê VH6 của gia đình chị Tẩn Tả Mẩy ở thôn Kin Chu Phìn 1, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được vin cành, tỉa quả, bón phân theo đúng hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, từng quả lê được bọc cẩn thận.

Xác định chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là chìa khóa để giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2009, cây lê VH6 được đưa vào trồng thí điểm tại xã Nậm Pung với hy vọng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Nậm Pung có 352 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Dao và Hà Nhì. Nậm Pung có diện tích đất tự nhiên lớn, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn đới là tiềm năng và lợi thế của địa phương về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhưng trước đây, do nhận thức của người dân còn hạn chế, tập quán canh tác lạc hậu nên đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Nậm Pung đang là vùng lê hàng hóa lớn nhất của huyện Bát Xát, với hơn 170ha trồng lê VH6. Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, nếu so sánh với các cây trồng khác hiện có trên địa bàn thì lê VH6 thực sự là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Bởi đây là cây trồng 1 năm, nhưng được thu hoạch rất nhiều năm, hàng năm chỉ làm cỏ, bón phân 4 đến 5 lần là cho thu hoạch.

Đặc biệt, những năm gần đây, xã Nậm Pung đã cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, dùng giàn kiên cố để vin cành, tỉa quả theo công nghệ của Đài Loan, giúp cây lê sinh trưởng khỏe mạnh, đủ ánh sáng, giảm sâu bệnh, thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch. Những diện tích được đầu tư thâm canh, bài bản, sử dụng vin cành bằng giàn kiên cố, với diện tích cây lê 5 - 7 năm tuổi nếu chăm sóc áp dụng khoa học kỹ thuật theo quy trình thì sản lượng có thể đạt 15 đến 16 tấn quả/ha, giá trị khoảng trên 400 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng ngô và lúa, năng suất hơn so với diện tích lê không được đầu tư thâm canh từ 15 đến 20%.

Hiện nay, Bát Xát đã thực hiện được 90ha lê tập trung có đầu tư hệ thống tưới tự động, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thảo mộc. Dự kiến, trong năm tới, huyện sẽ mở rộng thêm từ 300 đến 500ha được ứng dụng công nghệ cao.

Ở xã Quan Hồ Thần, huyện Si Ma Cai, tháng 4/2022, mô hình thâm canh lê VH6 theo tiêu chuẩn VietGap mới được triển khai. Mô hình có 60 hộ dân tham gia với diện tích là 14ha. Tại đây, bà con được hỗ trợ về kỹ thuật, chăm sóc, bón phân, vin cành, tạo tán, tỉa quả theo quy trình. Do đó, cây lê có thể đạt năng suất trên 20 tấn/ha, tăng 15% so với cách chăm sóc truyền thống.

Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lê VH6 theo tiêu chuẩn VietGap giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy, nhận thức. Việc triển khai nhiều đề tài, dự án, nghiên cứu các địa phương bằng nhiều giải pháp, hình thức khác nhau đã nỗ lực chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa khoa học đến gần hơn với bà con, tạo những thay đổi trong nhận thức của của họ. Từ phương thức sản xuất truyền thống, bà con đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân.

Vườn lê của gia đình ông Cư Seo Vần, thôn Lao Chải, xã Quan Hồ Thần, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai chuẩn bị cho thu hoạch.

Vườn lê của gia đình ông Cư Seo Vần, thôn Lao Chải, xã Quan Hồ Thần, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai chuẩn bị cho thu hoạch.

Lào Cai hiện có trên 700ha cây mận Tả Van được trồng tập trung ở huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, nhưng cây mận Tả Van lại mất mùa cách năm và đậu quả không đều. Để tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết, tháng 6/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai Đề tài “Khắc phục tình trạng đậu quả không ổn định trên cây mận Tả Van tại huyện Bắc Hà và Si Ma Cai” đến năm 2025. Sau hơn 2 năm thí nghiệm, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tác động các biện pháp cơ giới và sử dụng chất điều tiết sinh trưởng thì các chỉ số về tỷ lệ ra hoa, đậu quả, năng suất cao hơn so với công thức đối chứng. Các biện pháp khoa học kỹ thuật được áp dụng với 4 nhóm tác động chính là: Dinh dưỡng, cơ giới, chất điều tiết sinh trưởng và hun khói xua sương mù, giảm độ ẩm không khí. Sau khi khắc phục được hiện tượng đậu quả không ổn định, các chuyên gia còn đưa ra một quy trình chuẩn chăm sóc cho cây mận Tả Van để bà con áp dụng như: bón phân định kỳ, cắt tỉa cành, phun thuốc để chống sâu bệnh cho cây.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, còn bà con thì thấy thời tiết chưa thuận lợi, yếu tố rủi ro cao dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Do đó, những đề tài, dự án mà Sở Khoa học và Công nghệ cùng các địa phương đã và đang thực hiện từng bước tháo gỡ khó khăn này. Từ các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh đạt giá trị kinh tế cao như cánh đồng một giống tại huyện Văn Bàn, lúa Séng Cù chất lượng cao của huyện Mường Khương, huyện Bát Xát, vùng ngô hàng hóa ở huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, vùng dược liệu ở Bắc Hà, Sa Pa... Bà con đã mạnh dạn khởi nghiệp, kinh doanh, vươn lên làm giàu, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật đưa các loại cây con giống có năng suất cao vào sản xuất, giá trị sản phẩm trên một đơn vị ha canh tác tăng từ 80 triệu đồng vào năm 2019 lên 97 triệu đồng năm 2023.

Sự thay đổi về nhận thức đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế, có chuyển biến về phát triển sản xuất thì đời sống của đồng bào mới được nâng cao. Từ đó, sẽ xuất hiện nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi hàng năm cũng tăng lên nhờ biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc cây trồng đúng theo quy trình, chuẩn của các dự án, đề án, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của xã hội. Nhờ được quan tâm, đầu tư và sự nỗ lực vươn lên, đời sống, vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh chỉ còn 18,8%, thu nhập bình quân đạt 95 triệu đồng/người/năm.

Từ những chủ trương, định hướng cụ thể của Trung ương đến địa phương, các giải pháp nhằm thay đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp đã được tỉnh Lào Cai triển khai mạnh mẽ. Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ và nắm bắt được kỹ thuật trong tay, người nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cây con giống, phân bón, công lao động để phát triển mô hình. Đây là yếu tố quan trọng để các địa phương của tỉnh Lào Cai phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích, từ đó cải thiện thu nhập, dần nâng cao đời sống cho bà con.

Báo Biên phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

fb yt zl tw