Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Những năm qua, huyện Si Ma Cai tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã, thị trấn trên địa bàn.

2.jpg

Sau nhiều năm khai thác, tuyến đường giao thông kết nối liên xã Sín Chéng - Thào Chư Phìn - Nàn Sín xuống cấp, ảnh hưởng đến giao thương và đời sống của người dân. Được sự quan tâm của tỉnh, tuyến đường này được triển khai nâng cấp với tổng mức đầu tư lên tới 84 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Hiện, tuyến đường đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công với kỳ vọng mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho 3 xã nói trên.

Ông Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng chia sẻ: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường này không chỉ là mong mỏi của chính quyền, người dân xã Sín Chéng mà còn là niềm mơ ước chung của cả 3 xã (Nàn Sín, xã Sín Chéng và Thào Chư Phìn) từ rất lâu. Chúng tôi kỳ vọng tuyến đường này sớm hoàn thành, đưa vào khai thác để các địa phương có cơ hội bứt phá.

1-4368.jpg

Ngoài đường đến trung tâm xã Nàn Sín, nhiều tuyến giao thông và các công trình hạ tầng khác trên địa bàn huyện Si Ma Cai cũng được quan tâm đầu tư, nâng cấp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã.

Nhờ được quan tâm đầu tư, đến cuối năm 2024, tất cả thôn, bản trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia, có nhà văn hóa; 100% tuyến đường đến trung tâm thôn, bản đã được cứng hóa. Huyện Si Ma Cai đã hoàn thành khảo sát, triển khai các thủ tục đầu tư, bảo đảm 100% xã, thị trấn không còn phòng học tạm…

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai khẳng định: Đến nay, hệ thống hạ tầng trên địa bàn đã cơ bản được đầu tư đồng bộ, các công trình được đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Bên cạnh việc quan tâm triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện Si Ma Cai còn tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất theo hướng kinh tế nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao thu nhập cho người dân.

4.jpg

Là địa phương vùng cao, có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nên những năm qua, huyện Si Ma Cai đã tập trung phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới (lê VH6, mận Tả Van…).

Đến nay, toàn huyện đã có hơn 1.400 ha cây ăn quả ôn đới, trong đó có hơn 600 ha đang cho thu hoạch. Tính riêng trong năm 2024, nông dân toàn huyện đã thu hoạch khoảng 1.879 tấn mận và 2.758 tấn lê. Giá trị từ sản xuất cây ăn quả ôn đới đạt gần 79 tỷ đồng.

3.jpg

Là xã có diện tích cây ăn quả ôn đới dẫn đầu huyện với 438 ha, Lùng Thẩn đang tập trung phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị của loại cây trồng này.

Ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn cho biết: Bên cạnh việc mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, nông dân trên địa bàn xã đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật để canh tác cây ăn quả ôn đới theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị.

Theo ước tính, việc canh tác theo hướng hữu cơ giúp nông dân địa phương tăng thêm khoảng 30% thu nhập so với phương pháp canh tác truyền thống.

s-5.jpg

Ngoài phát triển vùng trồng cây ăn quả ôn đới, các địa phương trên địa bàn huyện Si Ma Cai còn vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây trồng chủ lực, tiềm năng để tận dụng tối đa lợi thế và lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Đến nay, trên địa bàn đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình sản xuất cây dược liệu (213,3 ha); cây hồng giòn (25 ha); cây lạc (354 ha); cây đậu tương (372 ha); rau trái vụ (85 ha)...

Qua đó, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Ước đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai còn khoảng 33,05% (giảm 22,53% so với năm 2022).

3-9411.jpg

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết: Là huyện 30a nên cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân luôn khao khát thoát nghèo. Thời gian tới, huyện Si Ma Cai sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội, giúp đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw