"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ vay vốn để mua cây giống, cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây…

Cây quýt sen hợp khí hậu, đất đai và được chăm sóc tốt nên chỉ sau 5 năm đã rất sai quả. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

img-0127.png

“Ngoài phát triển kinh tế gia đình, mình cũng kêu gọi bà con ở Tả Ngài Chồ mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi. Quả quýt sen đang được thị trường ưa chuộng, lại phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở Tả Ngài Chồ nên phải tranh thủ nắm lấy cơ hội này để thoát nghèo”, anh Câu chia sẻ.

img-0121.png

Nhiều hộ dân thấy được hiệu quả từ mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Câu nên đã đến học hỏi và làm theo. Đến nay, xã Tả Ngài Chồ có hơn 80 ha quýt sen, 110 hộ dân tham gia trồng quýt. Dự kiến hết năm 2024, xã sẽ tiếp tục trồng mới 50 ha quýt sen, nâng tổng diện tích quýt sen lên hơn 130 ha.

6.png
Đoàn công tác của tỉnh và huyện Mường Khương thăm mô hình trồng cây hồi tại xã Tả Ngài Chồ.

Những năm gần đây, UBND xã Tả Ngài Chồ tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây trồng truyền thống (ngô, lúa) năng suất thấp sang cây trồng mới (quýt, lê) có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, xã xác định trồng chè và chăn nuôi lợn đen bản địa, phát triển kinh tế đồi rừng là hướng đi phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thuận cao với chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền xã, nhiều người dân đã tích cực chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong thôn, trong xã với mong muốn nhà nhà cùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thành công để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

img-0125.png

Có thể kể đến gia đình anh Thào Seo Lìn ở thôn Máo Chóa Sủ đã mạnh dạn chuyển từ trồng ngô sang trồng cây lê. Anh Lìn cho biết: “ Thay vì mỗi năm sản xuất 1 vụ ngô, 1 vụ lúa hay trồng những cây ngắn ngày như tam giác mạch, các loại đậu, ớt, rau củ, tôi mạnh dạn đầu tư trồng lê Tai nung (VH6). Sang năm, nếu cây lê phát triển tốt hơn, ra nhiều quả có lẽ sẽ thu được gấp 4 - 5 lần, thậm chí gấp 10 lần trồng ngô”.

Với một xã vùng 3 biên giới đặc biệt khó khăn và là 1 trong 10 xã nghèo nhất của tỉnh như Tả Ngài Chồ thì những thành quả trên là minh chứng cho bước tiến dài trong thay đổi tư duy, nhận thức của đồng bào Mông nơi đây. Thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân Tả Ngài Chồ đã mạnh dạn thay đổi để phát triển kinh tế, với mong muốn sớm thoát nghèo.

img-0123.png

Để công tác giảm nghèo của xã đạt hiệu quả, hằng năm, UBND xã cũng đã chỉ đạo, triển khai toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giao chỉ tiêu cụ thể đến từng cơ quan, đơn vị, thôn, bản, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo UBND xã phụ trách từng lĩnh vực chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tính đến cuối năm 2023, Tả Ngài Chồ có 289 hộ nghèo, 202 hộ cận nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân mỗi năm đạt trên 10%. Tổng sản lượng lương thực có hạt của xã là 1.784 tấn, tổng đàn gia súc là 1.285 con. Thu nhập bình quân của người dân đạt 24,5 triệu đồng/năm.

Những con số trên tuy còn khiêm tốn nhưng Phó Chủ tịch UBND xã Thào Seo Phử bày tỏ tin tưởng với khí thế thi đua giảm nghèo của bà con hiện nay, chắc chắn mục tiêu giảm 10% hộ nghèo mỗi năm của xã sẽ tiếp tục đạt được. Ông Phử cho biết: Trước đây, dù bà con chăm chỉ nhưng vì chưa có kinh nghiệm kỹ thuật, chưa có vốn, giao thông đi lại khó khăn nên kinh tế chậm phát triển. Nhưng nay, được Đảng, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, cây giống, phân bón và được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn với lãi suất ưu đãi (mức vay lên tới 100 triệu đồng/hộ) giúp cho bà con phát triển kinh tế, thoát nghèo nhanh hơn.

5.png
Cuộc sống của người dân Tả Ngài Chồ đang đổi thay từng ngày.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chính sách đặc thù của tỉnh và những nỗ lực không ngừng nghỉ của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, công cuộc giảm nghèo ở Tả Ngài Chồ đã đơm hoa, kết trái.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw