Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)

Ngày 22/11, tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi dúi thương phẩm.

Mô hình nuôi dúi thương phẩm triển khai tại xã Liên Minh triển khai từ tháng 7/2024 có quy mô đàn 200 con giống, với 4 hộ ở thôn Nậm Than và 6 hộ ở thôn Nậm Cang tham gia. Đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra; các hộ được hỗ trợ giống miễn phí.

baolaocai-br_lm-1.jpg

Quang cảnh hội nghị tổng kết.

Mục tiêu mô hình nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giúp người dân tiếp cận phương thức chăn nuôi mới, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương.

baolaocai-br_lm-2.jpg
Nông dân xã Liên Minh chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nuôi dúi thương phẩm.

Quá trình triển khai, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và một số cơ quan chuyên môn của thị xã Sa Pa trong việc xây dựng mô hình, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh; cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với địa phương theo dõi sát sao sự sinh trưởng.

baolaocai-br_lm-3.jpg
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp trả lời một số nội dung người dân quan tâm.

Sau 5 tháng triển khai mô hình, số lượng dúi giống ban đầu tăng bình quân từ 0,5 - 0.7kg/con lên 1,5 kg/con; tăng tổng đàn lên 246 con.

Đánh giá hiệu quả ban đầu, các hộ tham gia cơ bản tuân thủ quy trình nuôi, đảm bảo kỹ thuật như xây dựng chuồng trại chắc chắn, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; xử lý chất thải chăn nuôi bằng men vi sinh để bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh; đàn dúi sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy, mô hình hoàn toàn có khả năng nhân ra diện rộng.

baolaocai-br_lm-4.jpg
Tham quan mô hình nuôi dúi của người dân.
baolaocai-br_lm-5.jpg
Các hộ tham gia mô hình cơ bản tuân thủ quy trình, kỹ thuật nuôi dúi thương phẩm.

Tại hội nghị, các hộ nuôi dúi đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật nuôi dúi, đặc biệt khâu chăm sóc con non; vệ sinh chuồng nuôi hiệu quả; việc phòng chống rét và dịch bệnh.

Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp đã giải đáp, trao đổi tháo gỡ những khó khăn và chia sẻ kiến thức, kỹ năng nuôi dúi sinh sản; mong muốn người dân tiếp tục quan tâm, nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

fb yt zl tw