[Ảnh] Nông dân Si Ma Cai vào vụ thu hoạch củ gừng

Thời điểm này, trên những sườn núi, vạt đồi và cả ruộng bậc thang, nông dân huyện Si Ma Cai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch củ gừng. Năm nay, gừng được mùa, đạt sản lượng tốt và có giá bán ổn định.

Theo nông dân huyện Si Ma Cai, trồng gừng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật và phân bón, chỉ cần làm tốt khâu chọn giống, đảm bảo thời vụ gieo trồng, thường xuyên làm cỏ thì sau 7 - 8 tháng có thể thu hoạch. Vụ trồng gừng ở Si Ma Cai thường bắt đầu từ tháng Giêng, tháng Hai và thu hoạch từ cuối tháng 9 (Âm lịch) đến hết năm.

Nông dân Si Ma Cai thu hoạch gừng.

Năm 2024, nông dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai trồng 155 ha gừng, chủ yếu tập trung ở xã Lùng Thẩn (28 ha), Cán Cấu (65 ha), Sán Chải (5 ha), Quan Hồ Thẩn (20 ha), thị trấn Si Ma Cai (5 ha), Nàn Sán (8 ha), Bản Mế (5 ha), Sín Chéng (5 ha), Thào Chư Phìn (5 ha) và Nàn Sín (9 ha). Ước tính, sản lượng gừng củ tươi năm 2024 toàn huyện Si Ma Cai đạt khoảng 3.255 tấn (tương đương khoảng 21 tấn/ha).

Hiện tại, gừng đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch củ. Với giá bán dao động từ 7,5 - 12 nghìn đồng/kg, gừng tươi mang đến nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân vùng cao Si Ma Cai.

mg-3815.jpg
Thời điểm này, trên những sườn núi, vạt đồi và cả ruộng bậc thang, nông dân huyện Si Ma Cai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch gừng.
mg-3867.jpg
Từ cuối tháng 9 (Âm lịch), nông dân huyện Si Ma Cai bắt đầu bước vào vụ thu hoạch củ gừng.
mg-3855.jpg
Sau khi đào gừng lên, nông dân sẽ loại bỏ bớt đất và rễ.
mg-3831.jpg
Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, củ gừng trồng trên đất Si Ma Cai có chất lượng tốt và đồng đều.
mg-3855.jpg
mg-3862.jpg
Gừng được xếp cẩn thận để không bị giập nát.
mg-3857.jpg
Niềm vui được mùa gừng.
mg-3889.jpg
mg-3897.jpg
Vận chuyển củ gừng tươi về nhà để phân loại.
mg-3899.jpg
Trồng gừng mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân huyện Si Ma Cai.
mg-3908.jpg
Gừng thu hoạch đến đâu được thương lái mua hết đến đấy với giá dao động từ 7,5 - 12 nghìn đồng/kg.
mg-3923.jpg
mg-3904.jpg
Thương lái thuê lao động phân loại và làm sạch gừng để bán cho các đầu mối trong và ngoài tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw