Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

4-1403.jpg

Trong quá trình tuần tra, Tổ công tác gồm cán bộ kiểm lâm huyện Bát Xát và một số đơn vị chức năng trên địa bàn huyện đã phát hiện, xử lý các hành vi săn, bắt, bẫy chim hoang dã, di cư trái phép. Theo đó, Tổ công tác đã phát hiện 29 bộ lưới bẫy chim, ước khoảng 2.700 m lưới, nhiều cọc tre tại khu vực ven sông Hồng thuộc các xã Quang Kim, Bản Qua và thị trấn Bát Xát. Trong quá trình kiểm tra không có đối tượng nhận và không có chim mắc lưới nên Tổ công tác đã tháo dỡ, xử lý tiêu hủy tại chỗ đối với số lưới và cọc tre trên.

Ông Trần Ngọc Hà, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát cho biết: Trên địa bàn huyện hiện nay đã xuất hiện các loài chim di cư về tránh trú theo mùa. Để bảo tồn chim hoang dã, di cư, Bát Xát chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền đến từng thôn, tổ dân phố; khuyến khích Nhân dân tố giác các đối tượng có hành vi săn bắt, bẫy, giết, nuôi nhốt, mua bán, vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã, các loài chim di cư; tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Tại huyện Bảo Thắng, việc bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, góp phần nâng cao ý thức của người dân, chống săn bắt trái pháp luật. Tại những địa bàn trọng điểm có chim di trú, lực lượng kiểm lâm huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, thu gom dụng cụ và lưới bẫy, bắt chim. Cùng với đó, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi chế biến, kinh doanh, sử dụng trái phép động vật rừng và các loài chim hoang dã. Từ đầu tháng 9 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tuần tra, phá hủy hơn 4.200 m lưới dùng để bẫy chim.

bao-ton-giong-thuy-san-quy-hiem.jpg

Lào Cai là tỉnh có nhiều loài chim hoang dã quý, hiếm ở vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới trên dãy Hoàng Liên Sơn. Bên cạnh đó, một số khu vực của tỉnh có cánh đồng rộng, mạng lưới sông, suối dày, nhiều hồ, đập xen giữa những cánh rừng xanh tốt, tạo nguồn thức ăn phong phú thu hút các loài chim di cư về trú đông hoặc tạm dừng trước khi bay tiếp về phương Nam. Việc bảo vệ, bảo tồn các loài chim hoang dã quý, hiếm và chim di cư mùa đông luôn được tỉnh chú trọng.

Thực hiện Chỉ thị số 04 ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, thời gian qua, việc bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư được các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh quan tâm, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

3.jpg

Kết quả từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được trên 1.500 cuộc tuyên truyền với gần 90.000 lượt người tham gia; thực hiện ký cam kết với các chủ nhà hàng, quán ăn, các hộ nuôi, buôn bán chim cảnh, phóng sinh, các cơ sở gây nuôi trên địa bàn quản lý. Qua công tác tuyên truyền, ý thức trách nhiệm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói chung và các loài chim nói riêng của người dân đã được nâng lên, nhiều người tự nguyện gỡ bỏ quảng cáo về mua bán chim trên mạng xã hội…

Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch tham mưu, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ chim hoang dã di cư trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả, từ năm 2022 đến nay, đã kiểm tra phát hiện và lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 10 vụ; tổng số tiền phạt 59,5 triệu đồng; tịch thu 824 cá thể chim hoang dã di cư các loại như cò, vạc, cuốc, sáo, khướu, chào mào… để tái thả về môi trường tự nhiên; tịch thu nhiều dụng cụ bẫy chim (bình ắc quy, loa phát âm, đài…), tiêu hủy trên 9.700 m lưới bẫy chim, phá dỡ 28 chòi bẫy.

a1.jpg

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã di cư, thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục chỉ đạo các hạt kiểm lâm triển khai hiệu quả Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của tỉnh, ngành về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ thiên nhiên, kịp thời tố giác các hành vi vi phạm; tăng cường tuần tra, kiểm soát, bám nắm địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Những dự án nào có mốc tiến độ trong năm 2025 cần phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành như cam kết. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh sau khi làm việc với Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận về một số dự án mà hai đơn vị đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 8/12, tại Hà Nội, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ xây dựng dự án tái định cư Làng Nủ (huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (huyện Bắc Hà).

Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Trước thực trạng phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh, tháng 5/2024, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương về việc chủ động tổ chức kiểm tra hoạt động xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên nước các cơ sở nuôi cá nước lạnh tự phát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 7/12, tại công trường khu tái thiết thôn Kho Vàng, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn về tiến độ dự án và chuẩn bị điều kiện tổ chức lễ khánh thành.

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Từng là hình thức phân phối được ưa chuộng hàng đầu song hiện nay, việc phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần nhiều giải pháp để chợ truyền thống lấy lại được “thời hoàng kim” của mình.

Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

“Lợi nhuận ròng từ nuôi cá nước lạnh mang lại rất lớn, chỉ cần 1 - 2 lứa thành công đã có thể thu hồi vốn. Do đó, bất chấp những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhiều hộ dân, doanh nghiệp ở các địa phương trong tỉnh vẫn rốt ráo tìm mọi vị trí có nguồn nước lạnh phù hợp để xây dựng trại nuôi” - ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai nhận định.

Bài cuối: Màu xanh trở lại

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài cuối: Màu xanh trở lại

Ngay sau mưa lũ, nông dân các vùng chuyên canh rau ở huyện Bảo Thắng tập trung khôi phục diện tích bị ngập úng bằng những cây trồng phù hợp, đáp ứng nhu cầu rau xanh của thị trường. Những bãi bồi ven sông Hồng và các mảnh vườn nhà đã phủ lên màu xanh non, hứa hẹn vụ rau đông thắng lợi.

Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Lào Cai có điều kiện khí hậu và nguồn nước sạch dồi dào để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng cơ sở nuôi cá nước lạnh ở nhiều địa phương tăng nhanh, khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thiên tai.

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối là tiền” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân ở xã Nậm Chảy (Mường Khương) trong thời gian gần đây. Đó không phải là câu nói đùa, cũng không phải cách nói ví von, mà sự thật lá chuối đang mang lại nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập cao cho người dân địa phương.

fb yt zl tw