Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Hỗ trợ sinh kế giúp dân thoát nghèo

Hỗ trợ sinh kế giúp dân thoát nghèo

Những năm qua, huyện Si Ma Cai triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ sinh kế trong sản xuất nông nghiệp, mở ra hướng thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Thoát nghèo từ cây ăn quả ôn đới

Tại huyện Si Ma Cai, các loại cây ăn quả ôn đới như mận và lê đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Nhờ khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng thuận lợi, cây mận Tả van và lê Tai nung dễ sinh trưởng, phát triển nên được địa phương khuyến khích trồng, trong đó, huyện lồng ghép các chính sách để hỗ trợ người dân mở rộng diện tích.

11.jpg

Gia đình anh Hảng Seo Sình ở thôn Seng Sui, xã Lùng Thẩn là một trong những hộ điển hình trong phát triển cây ăn quả ôn đới. Năm 2012, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình 135, anh Sình đã chuyển đổi hơn 3 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây lê Tai nung. Sau 4 năm, vườn lê bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng tăng hằng năm, dần mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục đầu tư trồng thêm mận Tả Van, tạo thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng/năm. Đặc biệt, từ năm 2022, anh Sình được hỗ trợ sản xuất theo hướng hữu cơ, giúp cây mận sinh trưởng tốt, sản lượng năm 2024 tăng gấp đôi so với hai năm trước. “Giờ đây, từ mảnh đất cằn cỗi trước kia, vườn cây ăn quả giúp gia đình tôi không chỉ thoát nghèo mà còn hướng tới làm giàu”, anh Sình phấn khởi.

14.jpg

Không chỉ anh Sình, các hộ trồng mận trên địa bàn thôn Seng Sui cũng được hỗ trợ trồng, chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, tổng diện tích hơn 20 ha. Ngoài thôn Seng Sui, hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã Lùng Thẩn cũng được quan tâm hỗ trợ sinh kế, tạo thuận lợi cho người dân tham gia, góp phần tăng diện tích trồng cây ăn quả ôn đới trên địa bàn. Ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn thông tin: Toàn xã đã trồng được hơn 430 ha cây ăn quả ôn đới, tăng gấp 10 lần so với chục năm về trước. Các chính sách hỗ trợ không chỉ kịp thời tháo gỡ khó khăn về giống và vật tư nông nghiệp, mà còn khuyến khích người dân mở rộng diện tích và chăm sóc cây trồng ngày càng hiệu quả hơn.

1-921.jpg

Tính đến nay, toàn huyện Si Ma Cai đã phát triển được hơn 1.500 ha cây ăn quả ôn đới, trong đó có hơn 700 ha cây mận, lê bước vào thời kỳ cho thu hoạch, giá trị 100 triệu đồng/ha, mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Thời gian qua, để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện quan tâm hỗ trợ thực hiện mô hình giảm nghèo thông qua việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với trồng cây ăn quả ôn đới. Nhờ vậy, không chỉ đến khi thu hoạch quả mà ngay từ mùa hoa, người dân đã đón du khách đến tham quan, trải nghiệm, qua đó tạo nguồn thu đáng kể, chỉ tính riêng trong năm 2024, người dân đã thu được hơn 5,5 tỷ đồng.

Đa dạng mô hình sinh kế

Ngoài hỗ trợ trồng cây ăn quả ôn đới, huyện Si Ma Cai đã và đang tích cực triển khai đa dạng các mô hình sinh kế, giúp người dân thoát nghèo. Tiêu biểu như dự án phát triển gắn với chế biến, liên kết sản xuất cây dược liệu, quy mô 50 ha; mô hình trồng măng bói tại xã Bản Mế, quy mô 5 ha; mô hình cộng đồng phát triển sản phẩm chè cổ thụ Si Ma Cai tại thôn Seng Sui, xã Lùng Thẩn, quy mô 1 ha; mô hình trồng rau trái vụ, quy mô 70 ha/năm; mô hình trồng gừng, quy mô 100 ha/năm...

13.jpg

Ông Thền Mạnh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai cho biết: Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống cây trồng từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn huy động xã hội hóa của địa phương. Cùng với đó, các cấp, các ngành vào cuộc, tích cực tuyên truyền, vận động người dân triển khai hiệu quả các mô hình giảm nghèo.

12.jpg

Bên cạnh trồng trọt, những năm qua, huyện Si Ma Cai còn khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là thực hiện dự án “Ngân hàng bò” theo nguồn vốn Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 11/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020. Theo đó, các địa phương đã thực hiện chuyển pha nuôi bò sinh sản đến pha thứ 3 hoặc thứ 4, hỗ trợ con giống cho hơn 1.200 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện.

2-8356.jpg

Để bảo đảm đầu ra cho nông sản, huyện Si Ma Cai đã xây dựng các chuỗi liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ. Huyện cũng tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư, khảo sát tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

Việc triển khai hiệu quả các mô hình sinh kế đã góp phần giúp huyện vùng cao Si Ma Cai thực hiện tốt công tác giảm nghèo, tỷ lệ này bình quân hằng năm đạt từ 5 - 7%.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của người dân. Huyện tập trung phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, mang tính thương hiệu; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Việc triển khai các mô hình sinh kế phải phù hợp với điều kiện thực hiện, mang tính bền vững để giúp đời sống người dân địa phương ngày càng nâng cao.

Ông Thền Mạnh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Thời điểm này, các nương quýt sen khắp vùng biên giới Mường Khương đã nhuộm màu vàng rực. Nông dân rộn ràng bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch quýt sen. Khắp các tuyến đường tại thị trấn Mường Khương, những sạp quýt được bày bán vàng rực, bắt mắt.

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw