Tập trung sản xuất, kỳ vọng vụ đông thắng lợi

Sau khi mưa lũ đi qua, nông dân Lào Cai đang dồn sức để sản xuất vụ đông, kỳ vọng vào một vụ sản xuất bội thu, góp phần ổn định đời sống và phát triển kinh tế.

Thời gian qua, nhiều đợt mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão, hoàn lưu bão đã gây ngập úng, xói mòn nhiều diện tích đất canh tác, ảnh hưởng lớn đến sản lượng các loại cây trồng. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã nhanh chóng phối hợp, hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả, sửa chữa hệ thống cấp, thoát nước, cải tạo lại ruộng đồng giúp bà con rút ngắn thời gian canh tác và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất.

Sau đợt ngập thứ nhất do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, một số hộ dân của xã Quang Kim (Bát Xát) được hỗ trợ giống rau đã khẩn trương làm đất, xuống giống với hy vọng bù đắp sản lượng lương thực mất trắng sau đợt ngập lụt lịch sử. Thế nhưng, khi những mầm khoai tây mới nhú, ngô bật 2 - 3 lá mầm thì đợt ngập lụt thứ 2 tiếp tục “san phẳng” mọi công sức của bà con.

2 đợt ngập nặng cách nhau chỉ 21 ngày khiến những mảnh ruộng trên cánh đồng Làng San, Làng Kim bị vùi lấp, đôn cao lên hàng mét so với nền ruộng cũ. Cùng với đó, hệ thống kênh mương hiện đã vùi sâu dưới lớp đất pha cát, có những chỗ nền ruộng cũ nằm sâu đến gần 2 m so với phần mặt ruộng hiện tại. Đồng nghĩa với đó, toàn bộ diện tích này sẽ không thể cấy lúa nếu ruộng và hệ thống kênh mương không được cải tạo, sửa chữa.

162.jpg

Với tinh thần không bỏ cuộc, những mảnh ruộng bị “san phẳng” được đánh luống cẩn thận, hệ thống mương tạm cũng được bà con đào đắp để dẫn nước về tưới tiêu. Những tuyến mương đắp tạm bằng đất, lót lớp bạt phía dưới để chống thấm đang góp phần phủ xanh những cánh đồng, hứa hẹn một vụ sản xuất thắng lợi.

Vụ này, chị Vi Thị Sắm ở thôn Làng Kim được hỗ trợ 160 kg giống khoai tây, tương đương với hơn 4 sào ruộng. Đến nay, toàn bộ diện tích khoai tây của gia đình chị sinh trưởng tốt, cây đã cao hơn 10 cm. Chị Sắm chia sẻ: "Những vụ đông trước, tôi cũng thường trồng khoai tây. Những vụ tiêu thụ tốt thì bán được 10 - 15 nghìn đồng/kg, gia đình cũng có thêm một nguồn thu đáng kể trước dịp tết Nguyên đán. Năm nay, chính quyền xã khuyến khích chúng tôi trồng khoai tây, toàn bộ cánh đồng này sẽ trồng khoai tây để tiện thu hoạch. Xã đã kết nối với doanh nghiệp hỗ trợ giống, phân bón và cam kết sẽ tiêu thụ sản phẩm. Vụ mùa mất trắng rồi nên giờ đây chúng tôi đặt hy vọng rất lớn vào vụ đông này".

164.jpg

Theo ông Ngô Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND xã Quang Kim, ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền xã đã khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại và triển khai sớm các giải pháp khôi phục sản xuất. Xã Quang Kim có hơn 40 ha đất nông nghiệp bị vùi lấp hoàn toàn, việc khôi phục cần thời gian và kinh phí rất lớn. Trước mắt, chính quyền xã vận động người dân khơi thông đồng ruộng, kênh mương, sản xuất các loại rau, màu để bù đắp sản lượng. “Chúng tôi đã vận động các nguồn xã hội hóa, hỗ trợ giống, phân bón, vôi để cải tạo đất. Hiện nay, người dân đã trồng được 16,7 ha khoai tây, hơn 3 ha ngô, 4 ha rau các loại. Với sự kết nối của chính quyền xã và các cơ quan có liên quan, các doanh nghiệp cũng đã cam kết sẽ tiêu thụ sản phẩm cho bà con” - ông Sơn cho biết.

Sau thiên tai, việc khôi phục sản xuất đặt lên hàng đầu. Không chỉ thực hiện sản xuất vụ đông với 4.480 ha theo kế hoạch, ngành nông nghiệp Lào Cai đã tăng thêm chỉ tiêu 600 ha ngô, 600 ha rau, màu để bù đắp thiệt hại mà hoàn lưu bão số 3 gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

Theo khuyến cáo của ngành trồng trọt, thời tiết vụ đông năm nay sẽ đến sớm và lạnh hơn so với mọi năm, người dân cần bố trí cơ cấu giống phù hợp theo đúng khung thời vụ, để đảm bảo năng suất, sản lượng.

163.jpg

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề bởi bão số 3. Từ những thiệt hại đó, ngành nông nghiệp xác định khôi phục sản xuất là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và đã khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành phương án hỗ trợ.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đến nay, các địa phương đều đã tập trung ra quân khôi phục sản xuất. Một trong nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu chính là sản xuất tăng vụ đông để bù đắp thiệt hại do bão số 3 gây ra. Sản xuất mùa đông có tính chất mùa vụ rất nghiêm ngặt nên bà con cần tuân thủ sản xuất theo đúng khuyến cáo. Để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân lưu ý liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, cùng với đó cần rải vụ để tránh thu hoạch cục bộ khiến nông sản bị ùn ứ. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đã kết nối được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để hỗ trợ giống, phân bón cho nông dân. Sau khi tiếp nhận hỗ trợ, ngành đã khẩn trương phân bổ giống cho bà con xuống giống kịp thời vụ; một số giống chưa đến vụ sản xuất đã có phương án lưu giữ để đưa vào sản xuất trong vụ xuân tới đây.

Với nỗ lực vượt qua khó khăn, vụ đông năm nay không chỉ là cơ hội để phục hồi sản xuất mà còn là bước chuyển tích cực cho nông nghiệp Lào Cai khi hoạt động sản xuất có sự chung tay, đồng lòng từ chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw