Sa Pa:

Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Nhiều tháng nay, người dân và các chủ khách sạn, hộ kinh doanh trên tuyến phố Fansipan từ trung tâm thị xã Sa Pa đi Khu du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) phải sống trong cảnh “đóng cửa ngồi chờ” vì đơn vị thi công đào đường nham nhở, thi công cầm chừng.

“Không hiểu lý do gì, cứ thi công được một thời gian thì lại dừng, trong khi nền đường bị đào bới tứ tung, ngày mưa thì lầy lội, bẩn thỉu, ngày nắng bụi mịt mù, đi bộ đã khó chứ chưa nói đến đi xe máy hoặc ô tô. Việc kinh doanh, sinh hoạt của người dân sống dọc hai bên đường khổ cực trăm bề...”, đó là phản ánh của rất nhiều hộ dân, hộ kinh doanh.

S2.jpg
S1.jpg
Ngổn ngang công trường thi công tuyến đường Fansipan.

Theo ghi nhận của phóng viên tại công trường thi công nâng cấp tuyến đường Fansipan, thuộc gói thầu mở rộng phạm vi nâng cấp nội thị, thị xã Sa Pa (dài 458 m), toàn bộ mặt đường đã được đào bới lên, ngổn ngang đất, đá. Dọc tuyến đường, hệ thống hào kỹ thuật, cống thu nước đã xây dựng để lộ thiên, chưa được đậy nắp với những đoạn sắt chờ nhọn nhô lên như bẫy chông giăng sẵn, bởi đơn vị thi công không có bất cứ biện pháp che chắn, bảo vệ nào. Các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy hoàn toàn không thể di chuyển trên tuyến đường này.

Đi từ trung tâm thị xã Sa Pa (khu vực sân Quần) xuống Khu du lịch Cát Cát mà muốn vượt qua tuyến đường này, người dân, du khách buộc phải đi bộ. Những ngày mưa, để di chuyển qua tuyến đường này là một cơn “ác mộng” bởi mặt đường nhầy nhụa, trơn trượt, kèm theo đó là những ổ trâu xuất hiện trên mặt đường với các "bẫy" chông sắt, hố nước sâu giăng sẵn…

S3.jpg
S2a.jpg
Việc thi công dở dang kéo dài khiến hoạt động lưu thông trên tuyến đường này gần như ngưng trệ nhiều tháng liền.

Phản ánh với phóng viên, anh Sùng A Lử - người dân địa phương cho biết: Tình trạng đào đường ra để đó đã xảy ra từ cuối năm 2023 đến nay. Dù đoạn đường dài gần gần 500 m nhưng đơn vị thi công bố trí rất ít nhân lực và máy móc đến làm việc và thi công được một thời gian ngắn rồi dừng lại, bỏ đó. Khi tạm dừng thi công thì hệ thống cống, hào kỹ thuật hay các hố ga không hề được che chắn hay đậy nắp, mặt đường thi công dở dang cũng không được san phẳng tạm thời nên việc đi lại của người dân và du khách cực kỳ vất vả.

Anh Lê Anh Tuấn - chủ cơ sở kinh doanh trên đường Fansipan, thị xã Sa Pa cho biết việc thi công tuyến đường bắt đầu từ tháng 11/2023 đến nay đã khiến hoạt động kinh doanh dịch vụ gần như ngưng trệ, thậm chí có tuần “đóng băng”. Tiến độ thi công kéo dài, trong khi nhà thầu không chấp hành nghiêm theo phương án vừa thi công vừa đảm bảo giao thông.

“Sau đại dịch COVID-19, kinh tế khó khăn, nhiều nhà hàng, khách sạn dọc hai bên đường Fansipan bị ảnh hưởng nặng nề đã phải cố bám trụ kinh doanh. Tuy nhiên, vừa mới hoạt động trở lại một thời gian thì đơn vị thi công lại đào đường, chặn đường khiến họ không kịp trở tay… và phải dừng hoạt động vì kinh doanh ế ẩm, trong khi hằng tháng phải tiêu tốn tiền thuê nhân viên, trả tiền thuê mặt bằng”, anh Tuấn nói.

Còn theo đại diện quản lý Khu du lịch Cát Cát - một điểm đến nổi tiếng tại Sa Pa - thì lượng khách đến đây đã giảm tới 70% do việc đi lại khó khăn, tắc đường thường xuyên tại đường Fansipan - tuyến đường huyết mạch từ trung tâm thị xã đi khu du lịch này.

S5.jpg
S4.jpg
Nguy hiểm luôn rình rập người tham gia giao thông.

Để làm rõ hơn những ảnh hưởng của việc thi công nâng cấp đoạn đường Fansipan đối với người dân địa phương, phóng viên đã liên hệ với Chủ tịch UBND phường Sa Pa (thị xã Sa Pa) nhưng vị này từ chối phản hồi.

Theo đại diện Phòng Quản lý đô thị thị xã Sa Pa, trước việc đơn vị thi công công trình nâng cấp đường Fansipan chưa thực hiện đúng phương án thi công đã được cơ quan chức năng phê duyệt, UBND thị xã Sa Pa đã nhiều lần nhắc nhở, chấn chỉnh bằng văn bản, tuy nhiên đến nay chưa có chuyển biến nhiều.

Trước đó, để thực hiện thi công tuyến đường Fansipan (Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa), ngày 10/10/2023, Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng đã gửi văn bản đến UBND thị xã Sa Pa đề nghị UBND thị xã cùng các đơn vị có liên quan thông báo đến người dân về kế hoạch triển khai thi công công trình. Trong văn bản này, thời gian thi công dự kiến từ ngày 15/10/2023 đến 15/2/2024, trong đó các hạng mục chính sẽ hoàn thành trước 30/12/2023 để đảm bảo giao thông dịp nghỉ tết Dương lịch năm 2024. Thế nhưng, tính đến 18/3/2024, nhà thầu mới thi công xong hệ thống thoát nước mặt, lắp đặt hệ thống thu nước thải và đang triển khai thi công hệ thống thông tin, hào kỹ thuật, hạ ngầm hệ thống điện… Các hạng mục về nền đường, hành lang… vẫn chưa thực hiện được.

S7.jpg
Việc thi công không đúng phương án đã được phê duyệt ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của địa phương.

Được biết, trong văn bản báo cáo UBND thị xã Sa Pa, Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng tỉnh khẳng định: Quá trình thi công nâng cấp tuyến đường Fansipan gặp khó khăn do nền địa chất phức tạp, chủ yếu là đá và mặt bằng thi công hẹp không thể bố trí nhiều máy móc cùng triển khai thi công. Đến thời điểm hiện tại, khối lượng công việc không còn nhiều, Ban rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân. Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng tỉnh Lào Cai cam kết sẽ chỉ đạo nhà thầu thi công bố trí nhân sự, máy móc thực hiện thi công cả ca ban đêm để đảm bảo hoàn thành công trình trước ngày 15/4/2024.

Công trình nâng cấp mở rộng đường Fansipan có tổng chiều dài 458m, điểm đầu đấu nối vào tuyến đường đã được đầu tư (khu vực đền Hàng Phố), điểm cuối tại nút giao đường Violet và đi bản Cát Cát. Tuyến đường được thiết kế với quy mô mặt đường rộng 5 m, độ dốc ngang mặt đường 2%, kết cấu mặt đường bê tông xi măng, vỉa hè lát đá màu xanh đen. Công trình thuộc Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa do Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư; nhà thầu là liên danh Công ty Đông Á - Hoàng Nguyên - Hoàng Liên Thanh (nhà thầu phụ là Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng An Phú) thi công. Công trình được khởi công ngày 22/11/2022 và triển khai thi công tháng 11/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 6/2024.

Điều đáng quan tâm nữa là cuối tuyến đường Fansipan đi Khu du lịch Cát Cát, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sa Pa cũng đang triển khai dự án sửa chữa, mở rộng tuyến đường DH92. Dự án này cũng đang thi công chậm tiến độ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và đời sống Nhân dân xã Hoàng Liên.

S99.jpg
Dự án sửa chữa, mở rộng tuyến đường DH92 (nối từ đường Fansipan, phường Sa Pa vào thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên) cũng đang chậm tiến độ và còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương.

Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay đã cận kề, đây là thời điểm Khu du lịch quốc gia Sa Pa sẽ có rất đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, vì vậy người dân và các nhà hàng, khách sạn ở địa phương mong muốn đơn vị thi công tuyến đường Fansipan khẩn trương hoàn thiện các hạng mục để đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn cho du khách khi đến đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Khẩn trương tái định cư cho các hộ dân khu vực sạt lở ở phường Nam Cường

Khẩn trương tái định cư cho các hộ dân khu vực sạt lở ở phường Nam Cường

Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng của thành phố Lào Cai đã chuẩn bị mặt bằng, xác định vị trí các lô đất tái định cư để làm thủ tục bàn giao cho các hộ dân theo quy định. Tuy nhiên, để sớm thực hiện việc bàn giao đất thì cần sự phối hợp, đồng thuận của các hộ dân.

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Bài 4: Lớp học bên bờ sóng

Em yêu lắm Trường Sa ơi/Yêu cát trắng và yêu biển xanh/Yêu những con tàu cùng nhau ra khơi, yêu những con đường trải dài cây xanh/Và em yêu lắm những cây ba cua hoa xinh tươi khoe sắc giữa trời/Yêu cây phong ba vươn mình trong gió luôn luôn hiên ngang giữ lấy kiên trung…

Xây dựng vùng biên ấm no, hạnh phúc

Xây dựng vùng biên ấm no, hạnh phúc

Từ một vùng đất xa xôi, nghèo khó, mang trên mình bao "vết thương" do chiến tranh để lại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, mạnh mẽ đi lên qua mỗi thời kỳ, hôm nay, vùng biên cương của Tổ quốc đang căng tràn nhịp sống mới phồn thịnh, ấm no.

Theo bước chân thợ điện cao thế

Theo bước chân thợ điện cao thế

Vất vả, nhọc nhằn, thậm chí rủi ro có thể xảy đến với bản thân bất cứ lúc nào nhưng những người thợ điện quản lý vận hành đường dây cao thế vẫn luôn gắn bó, tận tâm với nghề. Dù sáng sớm tinh mơ hay khi mặt trời đã xuống núi, dù nắng như đổ lửa hay bão tố bịt bùng, những bóng áo cam với khuôn mặt sạm đen vẫn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ để dòng điện luôn thông suốt.

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Bản làng tươi đẹp với những căn nhà mới mang đậm truyền thống văn hóa bản địa ở Làng Nủ, Nậm Tông - nơi an cư cho đồng bào vùng lũ không chỉ minh chứng cho sự yêu thương đùm bọc của đồng bào cả nước với người dân nơi đây mà còn ghi dấu ấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, những người thổi hồn cho những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ.

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Tôi trở lại vùng đất biên giới Bản Lầu, quen mà lạ. Đến nhiều lần, gặp nhiều người nên đã quen. Nhưng lạ, bởi mỗi lần đến rẻo đất ven biên này lại thấy thêm nhà xây mới hồng tươi mái lợp, nương đồi kín rợp màu xanh cây trái, gương mặt người sáng thêm, vững tin như cột mốc biên giới bình yên nơi đây.

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Người “thắp đuốc” ở Ú Sì Sung

Chiếc xe máy rú ga chạy vèo vèo vượt dốc bê tông uốn lượn vào xóm Thoong Vé. Tôi níu chặt vào thắt lưng Lý Láo Lủ như sợ mình rơi xuống vực hun hút phía sau. Lên đến đỉnh dốc, mây mù sương giăng mờ mịt, Lý Láo Lủ dừng lại khoảng trống bên gốc đào xù xì lốm đốm hoa bảo: “Đứng đây nghỉ một tí cho sương loãng rồi đi tiếp bác nhá! Đợi tí nắng bừng lên, có khi bác lại chả muốn đi!”.

...Còn chồi nảy cây

...Còn chồi nảy cây

Ai đã trực tiếp chứng kiến vụ cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van (thị xã Sa Pa) hồi tháng 2/2024 sẽ không thể quên hình ảnh những cánh rừng bị bao phủ bởi màu xám xịt của tro tàn. Mùa xuân này, trở lại Séo Mý Tỷ, chúng tôi ngỡ ngàng về sự hồi sinh diệu kỳ với màu xanh mênh mang trên những sườn núi đá, mang theo hy vọng cho đồng bào Mông nơi đây.

Sống trong lòng Nhân dân

Sống trong lòng Nhân dân

Có nước nào như nước Việt Nam, lực lượng quân đội được yêu quý gọi tên “Quân đội nhân dân”, một đội quân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.

Làng Nủ đã nảy mầm xuân non

Làng Nủ đã nảy mầm xuân non

Dãy nhà sàn bản Tày khang trang đẹp như tranh vẽ. Hoa cúc, hoa hồng trổ thắm trước hiên. Làng Nủ hồi sinh đón Tết sau thảm họa thiên tai, đã thấy nảy mầm Xuân mới…

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

“Cao tốc” kết nối năng lượng

Đón Xuân Ất Tỵ, thêm một niềm vui mới, thêm một công trình tầm cỡ quốc gia đang dần hiện hữu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc, khẳng định vai trò kết nối, bồi đắp niềm tin và khát vọng phát triển của Lào Cai bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lãng du phố mỏ Cam Đường

Tùy bút: Lãng du phố mỏ Cam Đường

Với tôi, cái tên phố mỏ Cam Đường mà nhiều người thường gọi để chỉ khu phố Mỏ Apatit Lào Cai nghe thật gần gũi, thân thương. Thành phố ngày một rộng dài, dọc ngang kết nối, thế mà tôi lại thấy chạnh lòng, hình như phố mỏ cứ khiêm nhường và dần nhỏ bé hơn xưa.

Đón Tết giữa trùng khơi biển biếc

Đón Tết giữa trùng khơi biển biếc

Đầu năm 2024, Đoàn công tác của chúng tôi gồm hơn 100 phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí của cả nước tham gia Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng II, Quân chủng Hải quân (Vùng II Hải quân) tới Nhà giàn DK1, tàu ứng trực và hải đảo tiền tiêu làm nhiệm vụ tuyên truyền. Với cá nhân tôi, đây là chuyến công tác đặc biệt, ý nghĩa và giàu cảm xúc nhất trong hơn 20 năm làm báo. Đặc biệt nhất là khi được đặt chân lên Nhà giàn DK1 và cảm nhận mùa xuân giữa trùng khơi biển biếc.

Những nếp nhà sàn ngập tràn tình thương

Những nếp nhà sàn ngập tràn tình thương

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 năm 2024 đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, khiến hàng chục ngôi nhà sàn của đồng bào Tày bị sập đổ và hỏng nghiêm trọng. Được sự hỗ trợ của Nhà nước và chung tay của cả cộng đồng, bà con người Tày nơi đây đã quyết tâm khôi phục lại những ngôi nhà sàn - biểu tượng văn hóa truyền thống bao đời nay.

Đưa điện về Sín Chải

Đưa điện về Sín Chải

Ngày đầu năm mới, thôn Sín Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa như bừng sáng trong niềm vui của bà con khi điện lưới quốc gia chính thức đến từng nhà. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn lao đối với 40 hộ dân tộc Dao nơi đây, những con người đã quen sống trong cảnh thiếu thốn ánh sáng suốt bao năm qua.

fb yt zl tw