Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 152: Cần khắc phục dứt điểm những tồn tại

Tỉnh lộ 152 là tuyến đường quan trọng thứ 2 để đến Khu Du lịch Sa Pa, sau Quốc lộ 4D. Thị xã Sa Pa đã nhiều lần đề nghị Ban Quản lý ODA tỉnh và Sở Giao thông vận tải họp bàn tìm giải pháp khắc phục nhưng sau hơn 2 năm, tình trạng sạt lở, xuống cấp vẫn chưa được xử lý triệt để.

Càng gần đến cao điểm mùa mưa lũ, người dân và chính quyền các địa phương nơi Tỉnh lộ 152 đi qua như phường Cầu Mây, xã Tả Van, xã Bản Hồ… càng lo lắng, bởi việc di chuyển trên tuyến đường này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Theo ghi nhận của phóng viên, Tỉnh lộ 152 đoạn từ trung tâm thị xã Sa Pa đi ngã ba Bản Hồ dài gần 20 km đang có 5 điểm sạt lở lớn hoặc xuống cấp. Mặc dù đơn vị được giao làm chủ đầu tư nâng cấp và bảo trì đã nhiều lần tổ chức sửa chữa, khắc phục nhưng phần vì mưa lũ diễn biến phức tạp, phần vì chưa có giải pháp xử lý bài bản, triệt để nên tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn.

8.jpg

Theo quan sát của phóng viên, điểm sạt lở tại Km1+800 đến Km1+950 Tỉnh lộ 152 (điểm sạt trượt ở khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Sa Pa), phía taluy dương, đất, đá vẫn sạt trượt xuống hành lang và lòng đường. Được biết, điểm sạt lở này xuất hiện từ mùa mưa lũ năm 2019 và được giao cho Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa (đơn vị có dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Sa Pa nằm kế bên Tỉnh lộ 152) chịu trách nhiệm thi công kè chống sạt lở và hoàn thiện các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì mà đến nay việc khắc phục vẫn chưa hoàn thành, khiến các phương tiện đi qua khu vực này gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Km4+800 đến Km5+00, phía taluy dương cũng có nhiều điểm sạt lở khiến đất, đá vùi lấp rãnh thoát nước và lấn cả ra lòng đường. Đang cố gắng nhặt những hòn đá lăn vào ruộng ngô ven đường, bà Vàng Thị Sú, xã Tả Van lo lắng: "Đoạn đường đi qua địa bàn xã có mấy chỗ sạt lở chưa được khắc phục. Điểm sạt lớn nhất nằm ngay trên nương ngô của gia đình tôi, cứ mỗi trận mưa, bùn, đất từ lòng đường tràn xuống ảnh hưởng đến sản xuất của gia đình. Không chỉ vậy, tuyến đường bị sạt lở gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại của Nhân dân. Nhiều lần chúng tôi có ý kiến với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nhưng mấy năm nay chưa thấy có động tĩnh gì".

9.jpg

Xuôi Tỉnh lộ 152, từ Km7+500 đến Km7+800, theo ghi nhận của phóng viên, đoạn đường gần 200 m bị sạt trượt từ nhiều tháng nay vẫn chưa được khắc phục triệt để, trên mặt đường nham nhở những ổ voi, ổ trâu. Được biết, năm 2022, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư công trình cầu cạn; tuy nhiên đến nay, vì công tác giải phóng mặt bằng còn một số vướng mắc nên việc triển khai thi công vẫn dang dở.

Bà Vũ Thị Phường, tổ dân phố số 1, phường Cầu Mây cho biết: Tình trạng sạt lở, xuống cấp trên Tỉnh lộ 152, đoạn từ trung tâm thị xã Sa Pa đi ngã ba Bản Dền diễn ra nhiều năm nay. Đã có một số vụ tai nạn giao thông xảy ra do người dân và du khách bị sụt xuống các hố sâu trên lòng đường.

Ông Hoàng Ngọc Định, Trưởng Phòng Quản lý đô thị thị xã Sa Pa cho biết: Dự án nâng cấp, sửa chữa Tỉnh lộ 152 đã được bàn giao đưa vào sử dụng hơn 2 năm qua nhưng vẫn còn một số điểm chưa hoàn thành hoặc bị hỏng, xuống cấp. Mặc dù người dân và chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị nhưng việc khắc phục vẫn chưa triệt để, ảnh hưởng đến việc đi lại và đời sống của người dân cũng như sự phát triển du lịch của địa phương.

11.jpg

Theo ghi nhận của phóng viên, trên Tỉnh lộ 152 (đoạn từ trung tâm thị xã Sa Pa đi qua phường Cầu Mây, các xã: Tả Van, Liên Minh, Bản Hồ…), ngoài 5 điểm sạt lở lớn, nền đường xuống cấp thì còn một số đoạn cống thu nước trên lòng đường bị hỏng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông rất lớn nếu người điều khiển phương tiện giao thông không chú ý.

Trao đổi với phóng viên, ông Kiều Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai cho biết: Mặc dù đơn vị đã tiếp nhận bàn giao từ chủ đầu tư để tổ chức bảo trì Tỉnh lộ 152 nhưng do một số đoạn vẫn chưa hoàn thành và bàn giao nên dẫn đến tình trạng xuống cấp, gây mất an toàn giao thông. Ngành giao thông vận tải đã đề nghị Ban ODA phối hợp triển khai việc khắc phục các điểm từ Km1+00 trở đi. Còn đoạn từ tổ 1, phường Cầu Mây trở lại trung tâm thị xã Sa Pa có một số cống thu nước bị hỏng là thuộc đường nội thị, do Phòng Quản lý đô thị Sa Pa quản lý bảo trì.

10.jpg

“Chúng tôi đang triển khai máy móc, nhân lực để dọn hót, sửa nền đường, rãnh thoát nước các điểm sạt lở, hư hỏng từ Km1+00 đến ngã ba Bản Dền. Còn các điểm sạt lở lớn trên đoạn đường chưa bàn giao cho Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai quản lý thì đề nghị Ban ODA của tỉnh và Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa chủ động triển khai giải pháp xây dựng kè chắn đất đá, làm lại nền đường và xây cầu cạn thì mới có thể đảm bảo lâu dài”, ông Kiều Anh Dũng cho biết thêm.

Chúng tôi đang triển khai máy móc, nhân lực để dọn hót, sửa nền đường, rãnh thoát nước các điểm sạt lở, hư hỏng từ Km1+00 đến ngã ba Bản Dền. Đối với các điểm sạt lở lớn trên đoạn đường chưa bàn giao cho Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai quản lý, đề nghị Ban ODA của tỉnh và Công ty Cổ phần Trường Giang - Sa Pa chủ động triển khai giải pháp xây dựng kè chắn đất đá, làm lại nền đường và xây cầu cạn để có thể đảm bảo lâu dài.

Ông Kiều Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai

Tỉnh lộ 152 là tuyến đường từ trung tâm thị xã Sa Pa đi các điểm du lịch nổi tiếng như Cầu Mây, bãi đá cổ, thung lũng Mường Hoa và xuống các xã, phường vùng thấp như Bản Hồ, Liên Minh, Mường Bo và đi Quốc lộ 4E. Tình trạng xuống cấp, sạt lở không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân địa phương mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của Khu Du lịch quốc gia Sa Pa. Cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp khắc phục để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân và du khách.

Trình bày: Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw