Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG:

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Hôm nay, giữa dòng chảy hiện đại, dòng sông ấy đang bước vào một hành trình mới, nơi không gian ven sông trở thành điểm nhấn của một Hà Nội năng động, sáng tạo, hòa quyện giữa quá khứ và tương lai.

Dòng chảy lịch sử - nơi hội tụ văn hóa và huyền thoại

Bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam (Trung Quốc), sông Hồng xuôi về phương Nam, vượt bao núi đồi, thung lũng, để rồi đến ngã ba sông biên giới nơi thành phố Lào Cai, dòng chảy ấy mới thực sự trọn vẹn đôi bờ trong lòng đất Việt. Hành trình hơn 550 km trên dải đất hình chữ “S”, sông Hồng uốn mình qua 9 tỉnh, thành, từ những ngọn thác gập ghềnh miền thượng du đến những bến nước trù phú của đồng bằng Bắc Bộ, trước khi hòa vào Biển Đông qua cửa Ba Lạt, nằm giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định.

coc-leu.jpg
cau-pho-moi.jpg
Sông Hồng trọn vẹn đôi bờ chảy vào lòng đất Việt tại thành phố Lào Cai.

Trên đất Hà Nội, sông Hồng chảy dài hơn 160 km - không chỉ là dòng chảy tự nhiên, mà còn là mạch nguồn văn hóa. Suốt hàng nghìn năm, dòng nước đỏ nặng phù sa đã bồi đắp nên vùng châu thổ màu mỡ, nơi cư dân Việt dựng làng, hình thành những đô thị sầm uất. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi đây là sông Mẹ. Từ huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh, thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên Dung, đến truyền thuyết thần Kim Quy giúp An Dương Vương chế nỏ thần, mỗi câu chuyện đều phản chiếu khát vọng chinh phục thiên nhiên, bảo vệ bờ cõi của cha ông.

110937baoxaydung-image016.jpg
110937baoxaydung-image015.jpg
Dáng vóc hiện đại của Thủ đô Hà Nội (Ảnh: Báo Xây dựng).
ha-noi210-11-28-32.jpg
Từ khi Vua Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long đến nay, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam).

Thăng Long xưa, Hà Nội nay, ngay từ buổi đầu dựng nước, đã chọn sông Hồng làm điểm tựa. Năm 1010, khi Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, người đã nhìn thấy nơi đây là vùng "rồng cuộn, hổ ngồi", hội tụ linh khí đất trời, nơi các dòng sông giao hòa, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài. Thủ đô ngàn năm không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là đầu mối giao thương nhộn nhịp, nơi những thương thuyền tấp nập cập bến, mang theo hàng hóa, văn hóa từ khắp nơi về hội tụ.

Dòng nước mênh mang của sông Hồng không chỉ chuyên chở phù sa, mà còn nâng bước những làng nghề, những phố phường trù phú. Dọc hai bờ sông, từ làng gốm Bát Tràng hơn nghìn năm tuổi, làng giấy Yên Thái, làng lụa Vạn Phúc, đến làng đào Nhật Tân - mỗi nơi đều lưu giữ hồn cốt văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Những bến sông ngày xưa từng là nơi giao thương sầm uất, nơi những gánh hàng rong, thuyền buôn và kẻ bán - người mua tấp nập.

Thế nhưng, qua thời gian, đô thị hóa nhanh chóng đã khiến không gian sông Hồng dần bị lãng quên. Những con đường, những tòa nhà cao tầng mọc lên, nhưng dòng sông vẫn chảy, vẫn âm thầm bồi đắp phù sa, nguồn nước cho Thủ đô. Khi những thành phố lớn trên thế giới như London, New York, Seoul… đều tận dụng triệt để lợi thế dòng sông để phát triển, thì Hà Nội vẫn đang trên hành trình tìm lại giá trị vốn có của sông Hồng.

Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Nhận thức được giá trị vô giá của dòng sông, Hà Nội đang từng bước quy hoạch lại không gian đôi bờ, hướng tới một diện mạo mới, khi ấy, sông Hồng trở thành trục cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm. Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ mang ý nghĩa chỉnh trang đô thị và là cơ hội để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông, tạo dựng một không gian sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

sh2-dt.jpg
sh3-dt.jpg
Hà Nội sẽ thay đổi cách tiếp cận với bài toán quy hoạch đô thị ven sông Hồng (Ảnh: Báo Dân trí).

Thay vì tiếp cận theo lối khai thác quỹ đất để xây dựng nhà cao tầng, Hà Nội chọn cách tiếp cận mới theo hướng hài hòa giữa tự nhiên và con người. Không gian đôi bờ sẽ được quy hoạch thành những khu chức năng đa dạng: Công viên sinh thái, khu vui chơi giải trí, không gian văn hóa - nghệ thuật, bãi bồi trở thành nơi tổ chức lễ hội truyền thống… Những làng nghề ven sông cũng sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị, tạo nên sự kết nối giữa lịch sử và hiện đại.

Đặc biệt, bãi giữa sông Hồng - khu vực từng bị lãng quên, giờ đây sẽ định hướng quy hoạch trở thành công viên văn hóa đa chức năng, nơi tái hiện những giá trị truyền thống, đồng thời tạo không gian mở để người dân tận hưởng thiên nhiên, nghệ thuật và các hoạt động sáng tạo. Dòng sông không còn chỉ là ranh giới, mà sẽ trở thành không gian kết nối, là hơi thở của đô thị hiện đại.

Tương lai của sông Hồng - tương lai của Hà Nội

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng không chỉ đơn thuần là một bản vẽ, mà là tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Khi hai bên bờ sông được chỉnh trang, giao thông ven sông được hoàn thiện, những cây cầu mới vươn mình qua sông, Hà Nội sẽ hiện lên với diện mạo hoàn toàn mới - một thành phố vừa hiện đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa, nơi con người được sống hài hòa cùng thiên nhiên.

sh1-dt.jpg
Với những giá trị vốn có, sông Hồng chắc chắn sẽ được Thủ đô Hà Nội đánh thức trong kỷ nguyên mới.

Hơn nghìn năm qua, sông Hồng đã chứng kiến biết bao thăng trầm của mảnh đất này. Và giờ đây, dòng sông ấy lại tiếp tục đồng hành cùng Hà Nội bước vào một kỷ nguyên mới - nơi không gian sông Hồng không chỉ là một phần của đô thị, mà còn là biểu tượng của sự phát triển bền vững, sáng tạo và thịnh vượng.

Sông Hồng sẽ không còn chỉ là dòng chảy âm thầm giữa lòng thành phố, mà sẽ trở thành linh hồn của Hà Nội - một thành phố đôi bờ, nơi quá khứ, hiện tại và tương lai giao hòa trong từng con nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw