Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Chiều thứ Năm hằng tuần, tiếng hát trong trẻo của học sinh Trường Mầm non Nấm Lư lại rộn vang. Tại mỗi lớp học, thầy cô và học sinh đều mặc trang phục truyền thống, miệng luyến láy hát những câu dân ca quen thuộc của người Nùng Dín. Mặc dù tiếng hát đôi lúc chưa tròn vành, rõ chữ và mượt mà, nhưng gương mặt các em luôn rạng rỡ, hào hứng.

4.jpg

Cô giáo Lục Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nấm Lư cho biết: Đều đặn từ tháng 11/2023, nhà trường thực hiện dạy hát dân ca cho học sinh theo Dự án 6 ‘‘Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch’’. Mỗi tuần 1 buổi, học sinh các lớp từ 3 tuổi đến 5 tuổi, vừa học kiến thức vừa lồng ghép học hát dân ca Nùng Dín. Trong các tiết học trên lớp, học sinh cũng được trang bị thêm kiến thức cơ bản về văn hóa và phong tục truyền thống của dân tộc mình.

2.jpg

Để đạt hiệu quả, nhà trường xác định giáo viên phải là người biết đọc thơ và hát được dân ca. Vì vậy, mỗi tháng 2 lần, nhà trường mời nghệ nhân người Nùng Dín đến dạy dân ca cho giáo viên và học sinh. Ngoài ra, giáo viên cũng tích cực tự học, trau dồi kiến thức, đồng thời sưu tầm thêm nhiều bài hát dân ca. Sau hơn 5 tháng vừa dạy vừa học, các giáo viên của trường cơ bản đã thuộc từ 3 đến 4 bài hát, bài thơ của dân tộc Nùng Dín.

Với lứa tuổi mầm non, việc dạy kiến thức đã khó, để “nạp” thêm dân ca cũng không hề đơn giản, nhất là những bài dân ca lời cổ. Vì thế, giáo viên đã phối hợp với nghệ nhân linh hoạt và sáng tạo trong cách truyền dạy. Sau nhiều lần trao đổi và nghiên cứu, cuối cùng đã tìm ra “công thức”. Đó là, học sinh bắt đầu học từ bài thơ, bài hát ngắn, dễ thuộc rồi đến bài dài hơn. Các bài dân ca chỉ giữ lại nhịp điệu, cách hát, còn thay đổi nội dung, phù hợp với lứa tuổi nhỏ. Sự đam mê, nhiệt huyết của giáo viên, nghệ nhân và sự yêu thích dân ca dân tộc mình của học sinh đã tạo nên những giờ học vui vẻ, ý nghĩa.

3.jpg

Tham gia trực tiếp truyền dạy dân ca Nùng Dín cho các cháu lứa tuổi mầm non, Nghệ nhân Nhân dân Hoàng Xín Hòa rất phấn khởi, bởi đối với ông, đó là lớp học đặc biệt. Đã nhiều năm khơi lại “ngọn lửa” dân ca Nùng Dín nhưng chưa bao giờ ông dạy lứa tuổi nhỏ như vậy. Nghệ nhân Nhân dân Hoàng Xín Hòa tâm sự: Khi được Trường Mầm non Nấm Lư mời đến dạy dân ca cho học sinh, tôi rất vui và hào hứng.

1.jpg

Việc dạy và học hát dân ca trong trường học đã và đang đem lại hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân ca Nùng Dín. Đến nay, học sinh các lớp 3 tuổi đến 5 tuổi đều đã thuộc và đọc thành thạo ít nhất 2 bài dân ca ngắn. Cô giáo Lục Thị Hiền cho biết: Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 259 học sinh, trong đó khoảng 90% là người Nùng Dín. Ban Giám hiệu nhà trường nhận thấy để học sinh tiếp cận với dân ca ngay khi học mầm non là rất cần thiết, nên đã mời các nghệ nhân trực tiếp đến trường truyền dạy văn hóa, làn điệu dân ca, tri thức dân gian của dân tộc Nùng Dín.

Thời gian tới, nhà trường tiếp tục duy trì đều các buổi học hát dân ca vào mỗi tuần, đồng thời tổ chức thêm nhiều mô hình trong không gian trường học để trẻ được trải nghiệm, thêm hiểu biết về cội nguồn, từng bước hình thành lòng tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Cô giáo Lục Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nấm Lư

Nghe tiếng hát trong trẻo của trẻ em dân tộc Nùng Dín vang vang, chúng tôi thật vui. Những tiếng hát ấy rồi sẽ tiếp tục được nhân lên, từ thế hệ này qua thế hệ khác, cứ thế vang mãi nơi vùng cao này...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại. Đây là năm đầu tiên triển khai thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 12. Bên cạnh đó cũng có những thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Lào Cai diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

fb yt zl tw