Các địa phương trong tỉnh hưởng ứng "Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc" năm 2024

Ngày 15/4, các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” năm 2024, hướng tới kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Tại huyện Bảo Yên

Sáng 15/4, tại điểm check in bản Mường Kem, xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024.

Tiết mục hát then của Người Tày.jpg
Tiết mục hát then của đồng bào dân tộc Tày.

Tại chương trình, lãnh đạo huyện Bảo Yên đã phát động đến toàn thể cán bộ, Nhân dân trên địa bàn mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình từ ngày 15 - 19/4.

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Bảo Yên đã tổ chức nghiên cứu và phục dựng thành công 6 lễ hội truyền thống; đề nghị công nhận 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn bản; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và học sinh mặc trang phục truyền thống nhân dịp diễn ra các sự kiện, lễ hội, ngày lễ lớn của đất nước và địa phương...

Tiết mục tái hiện lại nét đặc sắc trong trang phục Lễ hội và Lễ cưới hỏi của người Dao.jpg
Tiết mục tái hiện lễ hội và lễ cưới của người Dao.
Trình diễn trang phục tại điểm check in bản Mường Kem..jpg
Trình diễn trang phục tại điểm check in bản Mường Kem.

Tại lễ phát động, đại biểu, Nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình văn nghệ chào mừng với chủ đề “Hương sắc Bảo Yên”, với các điệu hát, múa truyền thống của dân tộc Tày, Mông, Dao đỏ; tái hiện lễ hội và lễ cưới của người Dao; trình diễn trang phục truyền thống của 9 dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Tại huyện Bắc Hà

Sáng 15/4, UBND huyện Bắc Hà tổ chức phát động hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” trên địa bàn huyện Bắc Hà năm 2024.

DSC08452.JPG
DSC08579.JPG
Cán bộ công chức huyện Bắc hà hưởng ứng tuần lễ trang phục truyền thống.

Tại chương trình, lãnh đạo huyện Bắc Hà đã phát động đến toàn thể cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn hưởng ứng tuần lễ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế. Phát huy vai trò, sự chủ động tham gia, hưởng ứng tích cực của cộng đồng, tổ chức quy mô phù hợp, hình thức đa dạng, có sức lan tỏa rộng rãi.

Cũng trong chương trình, các đại biểu đã tham gia diễu hành với trang phục truyền thống qua các tuyến phố trên địa bàn thị trấn.

Tại huyên Mường Khương

Ngày 15/4, tại Trường Phổ thông DTNT THCS & THPT huyện, UBND huyện Mường Khương tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” năm 2024.

DSC03706.jpg
Múa gậy sinh tiền của đồng bào Mông.

Tại lễ phát động, các đại biểu, giáo viên và học sinh đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc (múa gậy sinh tiền của đồng bào Mông, múa nón dân tộc Nùng Dín, múa ngựa giấy của dân tộc Nùng, múa dân tộc Dao); chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trang phục truyền thống qua phần trình diễn trang phục của 11 dân tộc đại diện cho 23 dân tộc trên địa bàn huyện Mường Khương...

DSC03875.jpg
DSC03888.jpg
Trình diễn trang phục truyền thống.
DSC03944.jpg
Đại biểu, giáo viên và các em học sinh duyên dáng trong trang phục truyền thống.

Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc huyện Mường Khương diễn ra từ ngày 15 - 19/4, nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa trang phục dân tộc truyền thống; quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống tới bạn bè trong nước và quốc tế...

Tại thị xã Sa Pa

Ngày 15/4, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh và nhiều người dân trên địa bàn thị xã đã thiết thực hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” năm 2024 bằng việc mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

z5350394054008_a1e48401dfd3bb15dc83592b6dea000d.jpg
z5350394078178_c73ada81d0ef81ebd016355b26bf44c9.jpg
z5350394067368_b27946d5d33e74530f84272d8ad79f6b.jpg
z5350394054914_1e613b6f13e8755725705e917b828c76.jpg
Công chức, viên chức, giáo viên và học sinh thị xã Sa Pa hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”.

Thị xã Sa Pa có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 80,6% dân số toàn thị xã); trong đó, dân tộc Mông chiếm 52,3%, dân tộc Dao 21,6%...

Với đặc thù là địa phương du lịch, nên việc bảo tồn văn hoá truyền thống các dân tộc luôn được thị xã Sa Pa chú trọng. Trang phục dân tộc là thành tố văn hóa không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống độc đáo, yếu tố nhận biết của từng dân tộc, bởi nó chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử của từng tộc người.

Thông qua việc mặc trang phục truyền thống sẽ góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc của người dân, qua đó đẩy mạnh công tác bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc của Sa Pa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tại huyện Văn Bàn

Trang phcuj dân tộc.jpg
học sinh trường nỘi trú huyện Văn Bàn.jpg
Cán bộ, nhân viên, học sinh huyện Văn Bàn hưởng ứng “Tuần lễ trang phục tryền thống các dân tộc”.

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, huyện Văn Bàn đã tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và phát động ngày toàn huyện mặc trang phục truyền thống dân tộc tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh và người dân (ngày 15/4).

Chương trình là hoạt động thiết thực nhằm mục đích tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của trang phục dân tộc; là hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), qua đó góp phần bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw