Chuyện đặt nóc cho “mái nhà Ðông Dương”

LCĐT - Theo các thành viên yêu thích đỉnh Phan Xi Păng, có tất cả 5 cái chóp đặt trên nóc nhà Đông Dương theo các mốc lịch sử sau: Chóp đầu tiên làm bằng chất liệu dura 3 cạnh từ những năm 1960; chóp thứ 2 bằng inox 4 cạnh của liên Xô đặt lên năm 1984; chóp thứ 3 làm bằng bê tông cốt thép ốp đá năm 2003 kỷ niệm 100 năm người Pháp tìm ra Sa Pa; chóp thứ 4 cũng làm bằng đá, xây ốp bên ngoài chóp đá cũ trong khoảng thời gian từ năm 2003 - 2007; còn chóp hiện tại là chiếc thứ 5, bằng inox có 4 mặt, mỗi mặt 3 cạnh, đặt lên đỉnh ngày 28/1/2008…

Niềm vui chinh phục đỉnh Phan Xi Păng.
Niềm vui chinh phục đỉnh Phan Xi Păng.

Như một cơ duyên, tôi may mắn liên lạc được với anh Lê Hồng Quang - một trong những người “khai sinh” chiếc chóp inox trên đỉnh Phan Xi Păng, hiện công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Cuộc gặp gỡ cho tôi may mắn nghe câu chuyện khá thú vị về hành trình đặt nóc cho “mái nhà Đông Dương”, bởi một tình yêu mang tên Phan Xi Păng. Tháng 1 năm 2008, trên Box du lịch của Diễn đàn ttvnol.vn có xuất hiện topic “Đỉnh Phan Xi Păng bị tan hoang, chóp đá bị phá vỡ”. Sau khi đọc topic đó, anh Quang với nick “chim_lac_viet” đã mở topic “Làm lại chóp mới cho đỉnh Phan Xi Păng” vào ngày 9/1/2008 trên Box Du lịch của Diễn đàn “ttvnol.vn”. Nhiều người ủng hộ lời kêu gọi đó, nhưng cũng có người phản đối. Tuy nhiên, sau khi viết thư trao đổi với ông Nguyễn Quốc Trị, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên lúc ấy, ông Trị đã “đánh” công văn đồng ý cho làm chóp inox thay cho chóp đá bị vỡ…

Ngay lập tức, anh Quang đã họp với mấy anh em làm Mod Box Du lịch và thống nhất mở thêm 1 topic nữa trên Diễn đàn “Phuot.vn” với nội dung tương tự. Buổi họp đó có anh Tuấn (nick Moctui là kỹ sư luyện kim màu), anh Tùng (nick tabalo nổi tiếng của taybacgroup), bạn Khoa vừa chinh phục Phan Xi Păng trở về và bạn Vân, kiến trúc sư, người thiết kế chóp, vẽ chữ, cùng ngôi sao trên chóp. Tất cả đều thống nhất làm chóp 3 cạnh giống cái chóp đầu tiên (những năm 1960) và không ghi tên ai hay bất cứ tổ chức

nào trên chóp. Anh Tuấn muốn làm chóp bằng inox S304, là loại inox tốt nhất, bền vững, nên đã trực tiếp đi mua inox và làm; chụp được tấm ảnh nào gửi cho mọi người xem tấm đó. Khi làm chóp, cả nhóm đã nghiên cứu cho ăn mòn chữ “Fansipan” và ngôi sao thật sâu, sắc nét và một mặt làm inox sờn để tránh bị xước.

Sau 15 ngày, chóp được làm xong bởi công sức của những người yêu Phan Xi Păng với số tiền ủng hộ được hơn 10 triệu đồng. Anh Quang và nhóm bạn làm một lễ nhỏ ở tượng đài Vua Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm. Sau đó, anh Quang, anh Tấn (nick balota), anh Tùng (nick tabalo) và 2 cậu bé Balo và Thành Rôm (2 cậu bé này đã chinh phục đỉnh Phan Xi Păng năm 10 tuổi - 2008) chở chóp lên Sa Pa bằng ô tô. Còn kỹ sư Tuấn thì đi tàu hỏa lên Lào Cai. Khi đoàn đến Yên Bái khoảng 23h thì ô tô bị hỏng, anh Quang ra ga mang chóp lên tàu đi tiếp… Vậy là, chóp inox lên Lào Cai bằng 2 phương tiện ô tô và tàu hỏa. Sáng 27/1/2008, mọi người chở chóp từ Lào Cai lên Sa Pa, trao cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Lúc ấy, Ban Giám đốc Vườn còn đề nghị nhóm đặt chóp lên đỉnh trước Tết Nguyên đán, nên ngay hôm đó, cả nhóm quyết định leo “Phan” luôn. Chóp inox đã thành công sau đúng 20 ngày từ khi anh Quang phát động đến lúc “ngự trị” trên đỉnh Phan Xi Păng. 

Chuyến đưa chóp inox lên đỉnh Phan Xi Păng vào ngày 28/1/2008, còn có anh Phạm Quốc Đặng, nhân viên Vườn Quốc gia Hoàng Liên, hiện đang du học ở Úc. Qua thư điện tử, anh Đặng nhớ lại kỷ niệm khó quên ấy: Tôi nhớ, hôm ấy, xe của Vườn Quốc gia đã đưa cả nhóm lên Trạm Tôn khoảng 10h để bắt đầu leo núi. Nhóm đi trong 2 ngày, cùng đi có một anh trong diễn đàn, với 3 bạn người dân tộc Mông, trong đó có bạn tên là Hạng A Giáo. Hành trình ngày thứ nhất không có gì đặc biệt vì thời tiết đẹp, đến trạm 2.800 m thì nghỉ lại. Lúc đầu định lên đặt chóp luôn rồi về lán nghỉ, nhưng tôi nghĩ không kịp vì việc khoan đá sẽ mất thời gian, làm tối sẽ không đảm bảo kỹ thuật và có thể sẽ nguy hiểm, nên quyết định để sáng hôm sau.

Ngày thứ hai, mặc dù trời mưa rất to, nhưng ai cũng “hô” quyết tâm phải gắn bằng được chóp. Mặc áo mưa, song mọi người vẫn bị ướt. Vất vả nhất là mấy bạn người dân tộc Mông, vừa ướt đẫm, vừa mệt vì phải gùi đồ nặng. Lên đỉnh “Phan” khoảng hơn 9 giờ sáng, trời vẫn mưa rất to, gió lớn, trên đỉnh lại không có cây chắn gió, gió từ thung lũng phía Lai Châu thổi về khiến mọi người có cảm giác như nhún mình một cái là có thể bay xa cả trăm mét. Kinh hãi nhất là gió tạt nước mưa vào mặt rát buốt, thậm chí có lúc khiến mọi người không thể mở mắt ra được, nhưng cả nhóm nỗ lực khoảng 2 tiếng thì gắn xong chóp, bắt vít xuống đá, đổ xi măng vào và che lá bên trên để mưa không trôi đi. Sau đó, mọi người quay xuống, trở về lán ở độ cao 2.800 m để ăn trưa. Ai cũng mệt, nhưng rất vui vì đã hoàn thành công việc đầy ý nghĩa.

Ông Nguyễn Thiện Hùng, thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Sa Pa, nguyên Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa, cũng không biết chính xác mốc đầu tiên đặt trên đỉnh cao ấy là thời gian nào, chỉ nghe kể lại, trước đây người Pháp xây bằng bê tông cốt thép, có nhiều người Mông ở vùng San Sả Hồ lên đó để tham gia xây chóp. Cho đến năm 1984, có đoàn leo núi, chinh phục đỉnh Phan Xi Păng của Liên Xô đã đến Sa Pa và có mang theo chóp bằng inox, kích thước cạnh đứng 60 cm, cạnh đáy 40 cm. Hồi ấy, ông Lý Phù Trìu, dân tộc Dao đỏ, ở Tả Phìn, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, là người chinh phục được đỉnh Phan Xi Păng và vinh dự gắn cái chóp ấy. Nhưng lúc đó chỉ dùng dây thép để buộc chóp inox vào đá. Đến năm 1993, ông Hùng leo Phan Xi Păng và thấy chóp bị nghiêng, mọi người trong đoàn đã dùng đá để chèn xung quanh… 

Cho đến bây giờ, chóp inox hiện tại này tạm thời được xác định là chóp thứ 5 và được Cộng đồng du lịch trên Diễn đàn ttvnol.vn và phuot.vn ủng hộ, cùng rất nhiều người yêu quý Phan Xi Păng. Tính đến 28/1/2016, chóp inox đã “ngự trị” trên đỉnh Phan Xi Păng tròn 8 năm. Cũng phải nói thêm, bạn Vân “thiết kế” là người rất tâm huyết khi say mê tìm hiểu ý nghĩa của chóp 3 cạnh, chóp 4 cạnh. Anh Tuấn kỹ sư thì vẫn ước mơ sau này sẽ làm cái chóp bằng Titan bền vững và đẹp. Trong suốt 8 năm qua, các thành viên làm chóp năm đó luôn dõi theo và lo lắng cho “số phận” của chiếc chóp. Gần đây nhất, vào năm 2013, cả nhóm tổ chức một lễ kỷ niệm 5 năm đặt chóp tại Hà Nội.

Trải qua hơn 100 trăm năm kể từ khi người Pháp tìm ra Sa Pa, đỉnh Phan Xi Păng vẫn ngạo nghễ giữa mây vờn gió núi, giữa bốn mùa mưa nắng của đất trời. Những mùa đỗ quyên nở, những mùa đào phai cứ hồng rồi lại tàn, nhưng cái “mốc cao” của đỉnh trời huyền thoại ấy luôn vĩnh cửu trên cao nguyên Lồ Suối Tủng. Dẫu rằng, mùa xuân này bất cứ ai cũng đã rất dễ dàng khi chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” bằng phương tiện hiện đại, nhưng giá trị lịch sử của một thời là nơi để thử thách lòng khát khao chinh phục của mỗi người, không dễ gì có thể xóa nhòa...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Siết chặt quản lý chất lượng thuốc

Siết chặt quản lý chất lượng thuốc

Trong bối cảnh thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào thị trường, việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngành y tế Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và phòng ngừa việc sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, bảo đảm chất lượng thuốc an toàn và hiệu quả điều trị cho người sử dụng.

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường học các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sôi nổi, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Bàn giao 4 nhà “Nghĩa tình cựu chiến binh”

Bàn giao 4 nhà “Nghĩa tình cựu chiến binh”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vừa qua, Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức bàn giao kinh phí hỗ trợ xây dựng 4 nhà “Nghĩa tình cựu chiến binh” cho hội viên cựu chiến binh từng tham gia kháng chống Mỹ cứu nước.

Phụ nữ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phụ nữ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh, với tinh thần "tương thân tương ái", thời gian qua, các cấp hội phụ nữ cùng đông đảo cán bộ, hội viên đã cùng góp sức, lựa chọn cách thức phù hợp để chung tay xây dựng mái ấm nghĩa tình.

1 cá nhân của Lào Cai đoạt giải cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp các nữ chiến sỹ cách mạng tiền bối

1 cá nhân của Lào Cai đoạt giải cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp các nữ chiến sỹ cách mạng tiền bối

Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp các nữ chiến sỹ cách mạng tiền bối và lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các thời kỳ" vừa công bố kết quả tuần 2 cuộc thi, trong đó có 1 cá nhân là cán bộ hội phụ nữ của Lào Cai đoạt giải.

Tập huấn nghiệp vụ văn thư lưu trữ, số hóa tài liệu khi tổ chức lại đơn vị hành chính

Tập huấn nghiệp vụ văn thư lưu trữ, số hóa tài liệu khi tổ chức lại đơn vị hành chính

Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong khối các cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương.

fb yt zl tw