Quy định mới về phát hành sách giáo khoa dạy học tiếng dân tộc thiểu số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Giáo viên và người học được Nhà nước bảo đảm sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng.

Giáo viên và người học được Nhà nước bảo đảm sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng.

Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi phạm vi điều chỉnh Nghị định số 82/2010/NĐ-CP. Theo đó quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (gọi là tiếng dân tộc thiểu số), bao gồm: Điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chế độ, chính sách đối với giáo viên và người học tiếng dân tộc thiểu số; in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Nghị định 96/2025/NĐ-CP bổ sung Điều 4a "Tổ chức in ấn, phát hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số" như sau:

Đối với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn theo phương thức xã hội hóa thì việc tổ chức in ấn, phát hành được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thì việc tổ chức in ấn, phát hành được thực hiện như sau: Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện việc in ấn, phát hành theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa

Nghị định 96/2025/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 4b "Thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo in ấn, phát hành".

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

a) Đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lập 01 bộ hồ sơ, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ gồm: Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản chính; danh mục sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số (chủng loại, số lượng, tình trạng): bản chính; văn bản đề xuất tiếp nhận sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản chính; văn bản đề xuất nhu cầu sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bản sao; hồ sơ khác có liên quan (nếu có): bản sao.

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Nội dung chủ yếu của Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số gồm: Tên cơ quan chuyển giao: Bộ Giáo dục và Đào tạo; tên cơ quan tiếp nhận (tên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); danh mục sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có đề xuất tiếp nhận) có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc hoặc đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận.

Chi phí liên quan đến in ấn, phát hành và chuyển giao sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số do bên giao (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chịu trách nhiệm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải thanh toán khi tiếp nhận.

Nghị định 96/2025/NĐ-CP cũng nêu rõ, giáo viên và người học được Nhà nước bảo đảm sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành (ngày 29/4/2025).

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại. Đây là năm đầu tiên triển khai thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 12. Bên cạnh đó cũng có những thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Lào Cai diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

fb yt zl tw