Để người nhà bệnh nhân không thể hành hung nhân viên y tế như xảy ra ở Phú Thọ

Bộ Y tế khẳng định việc hành hung nhân viên y tế khi đang thực hiện cấp cứu người bệnh là hành vi “vô đạo đức”, xã hội lên án và cần xử lý nghiêm.

Người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế khi đang làm việc. Ảnh cắt từ video do Trung tâm Y tế Thanh Ba cung cấp
Người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế khi đang làm việc. Ảnh cắt từ video do Trung tâm Y tế Thanh Ba cung cấp

Xem clip người nhà bệnh nhi chửi bới, la hét và đánh nhân viên y tế xảy ra ở Trung tâm Y tế Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), khó có ai kiềm chế được sự bức xúc, phẫn nộ.

Chiều tối 25.4, bệnh nhi 12 tuổi, bị tai nạn giao thông, được chẩn đoán chấn thương sọ não, vỡ xương trán, đa vết thương phần mềm...

Ngay sau khi tiêm kháng sinh, bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu của sốc phản vệ. Người nhà mất bình tĩnh, đứng quanh giường bệnh, liên tục kêu gào, đánh y bác sĩ.

Còn các y bác sĩ rất bình tĩnh, tập trung cứu bệnh nhi thành công. Trong tình huống cấp cứu, chỉ có vài phút "cơ hội vàng", nếu chậm trễ thì bệnh nhi không thể qua khỏi.

Tấm lòng, trách nhiệm của thầy thuốc được thể hiện trong lúc này, bỏ qua mọi lời mắng chửi, kể cả bị hành hung, việc quan trọng nhất lúc đó là cứu người.

Nhiều vụ hành hung nhân viên y tế xảy ra, xã hội lên án, cộng đồng bức xúc, y bác sĩ lo lắng, bất an, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Liên quan đến vụ hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nêu ý kiến trên trang cá nhân:

"Tôi không phê phán gia đình bệnh nhân. Ở vào địa vị phụ huynh của cháu, chắc chắn ai cũng mất bình tĩnh vào những phút giây sinh tử như vậy. Chỉ tiếc giá như có hệ thống bảo vệ chuyên nghiệp, cách ly sớm thân nhân khỏi khu vực cấp cứu và có những điều luật đủ mạnh để kìm hãm những cái đầu đang bốc hỏa...".

Như vậy, có hai việc cần làm, một là hệ thống bảo vệ bệnh viện chuyên nghiệp, hai là quy định pháp luật xử lý những kẻ hành hung nhân viên y tế.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Yêu cầu là một việc, nhưng cơ sở y tế có thực hiện được hay không là chuyện khác. Muốn có hệ thống bảo vệ chuyên nghiệp, cần phải có kinh phí, không chỉ đạo chung chung được.

Một vấn đề khác được đặt ra, đó là cần phải xem xét về quy định riêng để chống bạo hành y tế. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cho rằng: "Ngành Y tế Việt Nam xứng đáng có được một điều luật bảo vệ, để chúng tôi yên tâm làm nghề của mình".

Theo laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hằng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch rất quan trọng. Để dịch không bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết. 

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt đối với các hành vi gây mất an toàn thực phẩm thể hiện sự quyết liệt trong cuộc chiến chống thực phẩm “bẩn”. Tuy nhiên, làm thế nào phát huy một cách hiệu quả các chế tài, nâng cao tính răn đe của các quy định pháp luật.

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Vụ việc kẹo rau củ KERA chưa kịp lắng xuống thì người tiêu dùng lại sửng sốt khi cơ quan chức năng phát hiện tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả. Các loại sữa này được quảng cáo chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo, óc chó, macca... nhưng thực tế không hề có; nhiều sản phẩm chỉ có nguyên liệu thông thường, chất lượng dưới 70% so với mức công bố. 

fb yt zl tw