Thúc đẩy văn hóa đọc từ công nghệ số

Công nghệ số như làn gió mới thổi vào những trang sách, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận tri thức, khơi dậy niềm đam mê đọc sách.

0:00 / 0:00
0:00

Nằm ở trung tâm thành phố Lào Cai, Trường THPT số 1 từ lâu đã là “nôi đào tạo” nhân tài của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường đã tiên phong ứng dụng công nghệ số. Một trong số đó là ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy văn hóa đọc.

Theo đó, thư viện truyền thống với những kệ sách gỗ nay được bổ sung thêm hệ thống thư viện số hiện đại. Những chiếc máy tính kết nối internet tốc độ cao, cùng các thiết bị đọc sách điện tử cho phép học sinh tiếp cận hàng nghìn đầu sách từ văn học, khoa học đến kỹ năng sống chỉ bằng vài cú nhấp chuột.

323.jpg

Em Nguyễn Minh Châu, học sinh lớp 12D3, người từng đạt danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Lào Cai năm 2024 chia sẻ: Trước đây, em chỉ đọc những cuốn sách có sẵn trong thư viện trường. Giờ đây, nhờ công nghệ, em có thể đọc nhiều hơn các tài liệu trong nước và nước ngoài, tham khảo kiến thức từ nhiều nguồn. Công nghệ giúp em tiết kiệm thời gian và khám phá được nhiều điều mới mẻ. Bên cạnh đó, em còn sử dụng các nền tảng trực tuyến để kết nối với những người có cùng đam mê tham gia thảo luận sách, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách đến bạn bè và cộng đồng.

Theo cô giáo Hà Thùy Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, nắm bắt xu hướng, thư viện của trường tập trung số hóa, ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số giáo dục. Bên cạnh đó, nhà trường cũng triển khai nhiều hoạt động khác như: xây dựng “Kênh cùng bạn đọc sách”; sử dụng phần mềm quản lý thư viện để theo dõi sở thích đọc của học sinh, từ đó gợi ý những cuốn sách phù hợp…

Công nghệ không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới mà còn tạo môi trường đọc, tiếp nhận thông tin hiện đại, thông minh, tiện lợi.

Cô giáo Hà Thùy Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai

324.jpg

Nhờ nỗ lực của thầy và trò nhà trường, văn hóa đọc tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã trở thành một phần không thể thiếu trong học đường. Học sinh không chỉ đọc để học mà còn đọc để trưởng thành, hiểu biết và vươn tới những ước mơ.

Còn tại thị xã Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn là minh chứng cho tinh thần vượt khó để mang tri thức đến với học sinh. Ở nơi vùng cao, việc tiếp cận sách, báo từng là thử thách lớn nhưng nhờ tinh thần sáng tạo và sự tận tâm của đội ngũ giáo viên, công nghệ đã trở thành “chìa khóa” mở ra kho tàng kiến thức cho học sinh nơi đây.

Tại thư viện của Trường Tiểu học Tả Phìn, 5 chiếc máy tính được kết nối internet đã trở thành phương tiện cho học sinh dân tộc Mông, Dao tiếp cận tri thức. Vừa chăm chú đọc truyện “Dê con đi lạc” trên máy tính, em Phan Tám Minh (lớp 4A3) vừa chia sẻ: "Em thích đọc truyện vì có nhiều hình ảnh và chữ to, dễ hiểu. Thầy cô còn dạy em cách tìm sách, truyện trên mạng nên em đọc được nhiều hơn trước".

326.jpg

Được biết, những chiếc máy tính này vốn được bố trí cho Ban Giám hiệu và giáo viên trong trường sử dụng, nhưng với mong muốn mang đến cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh, các thầy cô đã nhường lại máy tính để phục vụ hoạt động của thư viện. Nhờ đó, học sinh có cơ hội được truy cập kho sách điện tử miễn phí, tham gia các hoạt động học tập trực tuyến.

Cô giáo Ong Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Phìn chia sẻ: Chúng tôi luôn nỗ lực để học sinh được tiếp cận tri thức một cách tốt nhất. Dù điều kiện còn hạn chế, nhưng với những chiếc máy tính này, các em đã có cơ hội đọc và học nhiều hơn.

Không dừng lại ở việc cung cấp thiết bị, nhà trường còn khuyến khích các hoạt động đọc sáng tạo. Học sinh được hướng dẫn làm video kể chuyện hoặc thuyết trình về cuốn sách yêu thích, qua đó các em rèn luyện sự tự tin và kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, nhà trường cũng phối hợp với các nghệ nhân địa phương để số hóa tri thức dân gian, văn hóa bản sắc dân tộc, tạo nên kho tư liệu quý.

Chúng tôi mong muốn các em không chỉ đọc sách mà còn tự hào về cội nguồn văn hóa dân tộc mình. Công nghệ giúp chúng tôi lưu giữ và lan tỏa những giá trị đó.

Cô giáo Ong Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Phìn

325.jpg

Có thể nói, công nghệ đã góp phần nâng tầm văn hóa đọc tại Lào Cai, tạo môi trường học tập năng động, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập. Nếu tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, công nghệ giúp học sinh tiếp cận tri thức toàn cầu, chuẩn bị hành trang cho tương lai thì ở Trường Tiểu học Tả Phìn, công nghệ là “cầu nối” đưa tri thức đến những bản làng xa xôi, thắp sáng ước mơ trẻ em vùng cao.

Nhìn rộng hơn, những nỗ lực này đang góp phần xây dựng môi trường học tập suốt đời, nơi mỗi trang sách là một cánh cửa mở ra cơ hội mới. Sự đồng hành của công nghệ trong văn hóa đọc ở Lào Cai đang viết nên những chương mới, đầy hứa hẹn cho một thế hệ trẻ giàu tri thức và bản lĩnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, vì tương lai

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Lào Cai: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại. Đây là năm đầu tiên triển khai thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 12. Bên cạnh đó cũng có những thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Lào Cai diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

fb yt zl tw