Lào Cai: 9 học sinh đoạt giải tại Cuộc thi “Trạng nguyên Tiếng Việt” trên internet cấp Quốc gia

Ngày 27/4, Ban tổ chức Cuộc thi “Trạng nguyên Tiếng Việt” trên internet cấp Quốc gia dành cho học sinh tiểu học năm học 2024 - 2025 tổ chức lễ vinh danh và trao giải. Tỉnh Lào Cai có 9 học sinh đoạt giải tại cuộc thi này.

baolaocai-br_2.gif
Vòng thi Quốc gia được tổ chức tại Hà Nội.

Cuộc thi do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty Đầu tư Giáo dục Trạng Nguyên phối hợp tổ chức từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025 với các vòng thi: Sơ khảo (cấp trường); thi Hương (cấp huyện); thi Hội (cấp tỉnh) và thi Đình (cấp Quốc gia).

baolaocai-br_1.gif
Các thí sinh thực hiện phần thi trên máy tính.

Tham gia sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Các thí sinh dự thi theo hình thức trực tuyến trên máy tính kết nối internet.

Theo thống kê của Ban tổ chức, có hơn 5.200 học sinh của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự các vòng thi.

Căn cứ vào kết quả thi Hội, Ban tổ chức đã lựa chọn 372 học sinh đến từ 49 tỉnh/thành phố trên cả nước tham gia thi Đình tại thành phố Hà Nội trong 2 ngày (26 - 27/4) với 2 phần: thi trên máy và thi viết.

baolaocai-br_3.gif
Ban tổ chức trao giải cho các thí sinh.

Tỉnh Lào Cai có 9 học sinh dự vòng thi Quốc gia.

Kết quả, 9 học sinh đều đoạt giải, với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 6 giải Ba.

Giải Nhất thuộc về em Trần Như Ý (Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, thành phố Lào Cai) và em Lâm Bảo Châm (Trường Tiểu học Na Hối, huyện Bắc Hà). Giải Nhì thuộc về em Dương Đức Duy (Trường Tiểu học Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai).

baolaocai-br_8.gif
Em Trần Như Ý (Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, thành phố Lào Cai) giành giải Nhất.
baolaocai-br_5.gif
Em Dương Đức Duy (Trường Tiểu học Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai) giành giải Nhì.

Sân chơi “Trạng nguyên tiếng Việt” nhằm giúp học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức, kỹ năng đã học sau các giờ học chính khóa, phát triển mạnh mẽ phong trào học tiếng Việt, yêu tiếng Việt. Sân chơi cũng góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lực người trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ trong nước. Họ được ví như những “cánh chim” tri thức, mang trong mình tinh hoa khoa học công nghệ thế giới và một trái tim luôn hướng về Tổ quốc, góp phần tạo cầu nối quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.

fb yt zl tw