Chưa tìm ra đối tượng khai thác rừng trái phép tại xã Vạn Hòa

Sau khi Báo Lào Cai phản ánh việc khai thác rừng trái phép tại xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai), Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã có văn bản số 270 /ĐTXL-CCKL về việc khẩn trương xác minh, xử lý vụ việc và báo cáo kết quả trước ngày 25/6/2023.

Ngày 25/6, Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai đã có văn bản số 76/BC-HKL báo cáo kết quả điều tra, xác minh vụ việc khai thác rừng trái pháp luật tại Tiểu khu 191, thôn Cầu Xum, xã Vạn Hòa.

Theo đó, Hạt Kiểm lâm thành phố đã phối hợp với UBND xã, Công an xã Vạn Hòa tiến hành kiểm tra, rà soát khu vực rừng quanh vị trí các cây gỗ được tập kết, sử dụng máy định vị GPS cầm tay, kết hợp với phần mềm FRMS có tích hợp trên điện thoại, đối chiếu với bản đồ 3 loại rừng, xác định có tổng số 57 gốc cây gỗ các loại bị chặt hạ (trong đó có 4 cây có 2 thân), phần thân đã lấy ra khỏi hiện trường. Tổ công tác đã tiến hành xác định tọa độ của từng gốc cây, chủng loại gỗ, đánh dấu sơn, đo đường kính gốc chặt, kết quả được tổng hợp vào biểu thống kê các gốc cây bị khai thác trái phép kèm theo.

Số gốc cây gỗ bị chặt hạ nói trên nằm rải rác trên diện tích khoảng 1,05 ha thuộc lô 3, khoảnh 2, Tiểu khu 191, thôn Cầu Xum, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai là rừng tự nhiên sản xuất do Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố quản lý, tiếp giáp với diện tích đất đã giao cho Công ty TNHH MTV Hoàng Liên Thanh.

khai thac trai phep.jpg

Từ kết quả xác định các gốc cây gỗ bị chặt, so sánh với số lượng, chủng loại, đường kính của các lóng, khúc đã lập Biên bản làm việc số 01/BB-LV ngày 08/6/2023 cho thấy trùng khớp về chủng loại, tương đồng về đường kính và số lượng. Do vậy, khẳng định 61 lóng, khúc gỗ, khối lượng 6,963 m3 nói trên đã được khai thác, cắt hạ từ 57 cây gỗ tại rừng tự nhiên sản xuất thuộc lô 3, khoảnh 2, Tiểu khu 191, thôn Cầu Xum, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai do Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố quản lý.

Làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố (Chủ rừng), đơn vị đã cung cấp hồ sơ giao khoán đối với khu vực rừng bị khai thác gồm: Đơn đề nghị nhận khoán do đại diện hộ gia đình lập ngày 28/12/2022; hợp đồng khoán bảo vệ rừng số 09/HĐ-BVR ngày 04/01/2023 do Ban QL rừng phòng hộ ký kết với hộ gia đình ông Phàn Văn Giang (địa chỉ: thôn Cầu Xum, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai) với diện tích 106,75 ha nằm trên 7 lô, 4 khoảnh, Tiểu khu 190 và Tiểu khu 191 (trong đó có lô 3, khoảnh 2, Tiểu khu 191 là lô rừng đã bị khai thác trái phép); thời hạn giao khoán 1 năm; biên bản giao, nhận khoán lập ngày 04/01/2023, kèm theo danh sách các thành viên trong gia đình, biểu mô tả hiện trạng rừng khoán bảo vệ rừng năm 2023, sơ đồ khoán bảo vệ rừng ngoài lưu vực tỷ lệ 1/10.000.

Qua kiểm tra hồ sơ, công tác giao khoán được Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố thực hiện theo quy định của Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

Làm việc với ông Phàn Văn Giang (đại diện hộ gia đình nhận khoán), ông đã cung cấp hồ sơ giao khoán đối với khu vực rừng bị khai thác gồm: Đơn đề nghị nhận khoán do đại diện hộ gia đình lập ngày 28/12/2022; hợp đồng khoán bảo vệ rừng số 09/HĐ-BVR ngày 04/01/2023 được ký kết với Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố. Trong diện tích 106,75 ha đã nhận khoán có lô 3, khoảnh 2, Tiểu khu 191 là lô rừng đã bị khai thác trái phép.

Ngày 13/5/2023, ông Giang có tiếp nhận thông tin về việc nhiều cây tại tại lô rừng mà ông nhận giao khoán bị chặt hạ. Ngày 14/5/2023, ông đã tiến hành kiểm tra và phát hiện thấy có các cây rừng bị chặt hạ, lao xuống khe gần đường mòn đi lại. Tuy nhiên, ông không thông báo cho Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố mà đã tự tổ chức mai phục, bắt quả tang đối tượng khai thác (việc kiểm tra cũng không được ghi nhận bằng biên bản). Khi không phát hiện được người vi phạm, ngày 21/5/2023, ông mới báo cáo cho viên chức Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố phụ trách địa bàn (ông Phạm Duy Chinh) về sự việc này. Ông Chinh thông tin, giữ nguyên hiện trường để phục bắt đối tượng khi lên vận chuyển số gỗ đó. Đến ngày 26/5/2023, ông Giang cùng ông Phạm Duy Chinh và ông Trần Mạnh Thắng (Kiểm lâm địa bàn) lên kiểm tra và lập Biên bản làm việc như đã nêu phía trên. Sau đó, ông Giang cùng bàn bạc với ông Chinh và ông Thắng để nguyên hiện trường, tiếp tục điều tra, bắt quả tang người vi phạm, đến ngày 08/6/2023, báo Hạt Kiểm lâm thành phố và UBND xã Vạn Hòa để thu giữ số gỗ bị khai thác trái phép.

Hiện, Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai đã yêu cầu công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn (ông Trần Mạnh Thắng) và viên chức Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố phụ trách địa bàn (ông Phạm Duy Chinh) viết báo cáo giải trình sự việc liên quan đến vụ khai thác rừng trái pháp luật xảy ra tại Tiểu khu 191, thôn Cầu Xum, xã Vạn Hòa.

Do vụ việc có tính chất phức tạp nên trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm thành phố phối hợp với UBND xã, Công an xã Vạn Hòa tiếp tục điều tra, xác minh, đấu tranh với các đối tượng liên quan để hoàn thiện hồ sơ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời báo cáo Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo Công an thành phố phối hợp điều tra, xác minh, tìm ra đối tượng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw