Trở lại Nậm Cang

LCĐT - Trở lại Nậm Cang vào mùa lúa bắt đầu chín. Tuyến đường như dải lụa chạy giữa “sóng vàng” trải dài tít tắp, đưa tôi ngược miền ký ức về Nậm Cang cách đây 10 năm trước. Giờ đây, cái tên xã Nậm Cang chỉ còn là địa danh của thôn, xã Nậm Cang đã sáp nhập với xã Nậm Sài và được đặt tên mới là xã Liên Minh (thị xã Sa Pa).

Trở lại Nậm Cang ảnh 1
Đường vào Nậm Cang.

Kể từ lần đầu đặt chân đến vùng đất “nước trong” (tiếng Mông - Nậm Cang có nghĩa là “nước trong”), hôm nay tôi mới có dịp trở lại Nậm Cang vào một ngày nắng đẹp. Nắng vàng như rót mật trên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, cứ ngỡ như đang lạc bước ở chốn thần tiên nào đó. Tuyến đường nhỏ băng qua những triền thung, những tràn ruộng bậc thang mùa lúa chín đưa tôi cùng người bạn đồng hành đến thôn Nậm Cang. Mặc dù sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng tôi vẫn cảm nhận được một Nậm Cang căng tràn sức sống so với lần trước đến. Những tuyến đường bê tông êm thuận nối dài đến tận thôn, những nếp nhà của đồng bào Dao đỏ vẫn mang đậm phong cách truyền thống, nhưng trong nhà đã có nhiều thiết bị sinh hoạt hiện đại. Bên hiên ngôi nhà vách gỗ truyền thống, các bà, các chị dân tộc Dao đỏ vẫn miệt mài ngồi thêu thổ cẩm, may áo mới.

Trở lại Nậm Cang ảnh 2
Nuôi cá nước lạnh trở thành hướng đi mới ở Nậm Cang.

Dẫn chúng tôi đi thăm lại 3 thôn thuộc địa danh của xã Nậm Cang trước đây, ông Vù A Trùng, Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh, là người Mông chính gốc Nậm Cang vô cùng hào hứng giới thiệu các mô hình phát triển kinh tế từ nuôi cá nước lạnh, đến homestay và những nghệ nhân còn đam mê giữ nghề truyền thống. Chúng tôi ghé thăm cơ ngơi của ông Phàn Dào Phẩu - người đang cần mẫn đốt than, nung bạc và tỉ mẩn chạm khắc hoa văn trên bạc. Đau đáu với nghề truyền thống, cũng là để có thêm sản phẩm phục vụ khách du lịch khi đến Nậm Cang tham quan, trải nghiệm, ông Phẩu đã làm riêng một gian nhà để chạm bạc. Ông Phàn Dào Phẩu tâm sự: Đàn ông người Dao không biết “kéo bạc” thì không phải là đàn ông nữa. Bởi vậy, bất kể đàn ông dân tộc Dao đỏ nào sau khi làm lễ cấp sắc, đều biết chạm khắc bạc. Người thì tự học ở những bậc cao niên trong thôn, người thì được bố mẹ truyền dạy… Thế nhưng, để theo nghề chạm khắc bạc đến lúc tuổi xưa nay hiếm thì hẳn những người như ông Phàn Dào Phẩu ở Nậm Cang chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Phàn Dào Phẩu bộc bạch: Lớp thanh niên trong thôn giờ không còn mấy ai mặn mà với nghề kéo bạc cực nhọc, tỉ mẩn… Thế nên, tôi cố gắng duy trì và giữ gìn để thế hệ mai sau còn biết được cha ông mình có một nghề truyền thống độc đáo. Hơn nữa, cũng là do tôi yêu thích được thể hiện những cung bậc cảm xúc và lưu giữ bằng những tác phẩm trên các sản phẩm bạc (nhẫn đeo tay, vòng cổ, khuy áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao...).

Trở lại Nậm Cang ảnh 3

Tôi ngồi rất lâu để “mục sở thị” ông Phàn Dào Phẩu kéo bạc. Ông Phẩu cứ chậm rãi, chậm rãi qua từng công đoạn, từ những đồng bạc, xu bạc cổ, qua bàn tay tài hoa và nghệ thuật chạm khắc đã tạo nên sản phẩm trang sức độc đáo. Trong mỗi sản phẩm do ông Phẩu chế tác đều có hoa văn truyền thống của dân tộc Dao như hình mặt trời, hình cây thông, hình bông lúa, hình ruộng bậc thang, hoa cỏ, chim muông… đều được khéo léo khắc chạm vào bạc.

Rời thôn người Dao đỏ, chúng tôi đến thôn văn hóa Nậm Than, 1 trong 3 thôn của xã Nậm Cang cũ, nơi có 150 hộ đồng bào Mông trắng sinh sống. Mặt trời đã đứng bóng, ông Vàng A Trư vẫn miệt mài nổi lửa lò rèn để trình diễn cho chúng tôi xem kỹ thuật rèn nông cụ truyền thống của đồng bào Mông Nậm Than. Vừa rèn nông cụ, ông Vàng A Trư vừa tâm sự: Tôi học được nghề rèn dao, cuốc và một số dụng cụ làm nông nghiệp khác từ người già trong thôn, sau đó tôi mở lò rèn vừa giữ nghề truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu nông cụ cho các gia đình ở Nậm Cang và một số vùng lân cận.

Đổ thêm than vào bễ rèn, ông Trư bảo, loại than nung sắt phải lựa than củi đốt từ cây dẻ, có vậy than mới chắc, nhiệt độ đảm bảo để nung. Tiếng búa nện đều đặn lên thanh sắt đã nung đỏ, một lúc sau đã hoàn thành sản phẩm... Ông Vàng A Trư tâm sự, cũng do dịch bệnh Covid-19, mà lò rèn của gia đình không còn hoạt động đều như trước đây. Hơn nữa, giờ đây người Mông sống ven suối Nậm Than đang bận rộn với phát triển nghề mới, có thu nhập cao hơn - đó là nuôi cá nước lạnh.

Trở lại Nậm Cang ảnh 4

Do ở đầu nguồn đại ngàn, nơi có nhiều mạch nguồn trong vắt, mát lạnh, nên rất thích hợp để nuôi cá nước lạnh. Từ định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt nhờ “máu liều” của ông Tẩn Chằn Quyên - người đầu tiên đem giống cá “đại gia” về nuôi trên đất Nậm Cang, thấm thoát cũng đã gần 10 năm, giờ đây phong trào nuôi cá hồi, cá tầm ở Nậm Cang trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng bộc bạch: Trên địa bàn các thôn của xã Nậm Cang cũ hiện có khoảng 80 trại nuôi cá nước lạnh. Nhà nào ít cũng nuôi 2-3 bể cá, nhà nhiều cả hệ thống hàng chục bể cá... Hộ nuôi nhiều và có thâm niên lâu nhất ở Nậm Cang không ai khác chính là ông Tẩn Chằn Quyên. Không chỉ là người tiên phong đưa giống cá nước lạnh về nuôi, ông Quyên còn mời kỹ sư thủy sản lên trực tiếp chỉ đạo sản xuất cá giống, cá thương phẩm và trả thù lao với mức 15 triệu đồng/tháng.

Trở lại Nậm Cang ảnh 5
Người dân Nậm Cang giữ nghề truyền thống.

Tò mò về nghề nuôi cá nước lạnh ở Nậm Cang, chúng tôi ngược dốc núi, men dọc hai bên suối Nậm Than, không khỏi ngỡ ngàng khi ở đây lại có nhiều hệ thống bể nuôi cá hồi dọc ven suối đến vậy. Nhiều gia đình đã có “của ăn của để” từ nuôi cá nước lạnh. Ông Vù A Trùng cũng là một trong những hộ nuôi cá hồi ở Nậm Than, mặc dù mới nuôi từ năm 2020, năm ngoái, với 8 bể cá, ông thu hoạch hơn 10 tấn cá, trong đó có 2 tấn bán được giá 250 nghìn đồng/kg, còn lại do dịch bệnh Covid -19 nên giá bán thấp hơn, chỉ được 160 -170 nghìn đồng/kg. Ông Vù A Trùng trải lòng: Nhận thấy lợi thế từ điều kiện tự nhiên, với trách nhiệm của đảng viên, tôi đã bàn với gia đình đầu tư nuôi cá hồi thương phẩm để các đảng viên và người dân làm theo. Tuy là giống cá dễ nuôi, nhưng cũng không ít rủi ro, chỉ cần sơ sểnh một chút là có khi trắng tay...

Trước đây, Nậm Cang biết đến là xã giàu, bởi có diện tích thảo quả cho thu hoạch rất lớn. Có những giai thoại người ta kể về Nậm Cang, đó là có không ít hộ dân, sau mùa thu hoạch thảo quả đã buộc tiền và cẩn thận cất đi... Điều này là có thật, bởi theo ông Vù A Trùng kể lại, người dân Nậm Cang trước đây canh tác thảo quả tít trong rừng sâu. Do cách trung tâm huyện (nay là thị xã), đường giao thông cũng không thuận tiện như bây giờ, nên các hộ đều có thói quen cất tiền vào trong hòm gỗ, chum sành. Nhiều gia đình còn “tích trữ” tiền cả chục năm, chính vì thế mới có câu chuyện “tiền treo gác bếp”.

Trở lại Nậm Cang ảnh 6
Người dân Nậm Cang giữ nếp nhà truyền thống để phát triển du lịch.

Giờ thì người dân vẫn khoanh nuôi, bảo vệ rừng và canh tác một phần diện tích thảo quả, nhưng đã biết cách làm kinh tế từ nuôi cá nước lạnh.  Dọc đường đi vào các thôn ở xã Nậm Cang cũ, chúng tôi thấy nhiều gia đình mở rộng hoặc xây mới bể cá để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng cho biết thêm: Ngoài nuôi cá nước lạnh, chúng tôi xác định tập trung phát triển du lịch cộng đồng. Xã đang khuyến khích người dân làm du lịch, trong đó, chủ động khôi phục và bảo tồn các nghề thủ công truyền thống như chạm khắc bạc, rèn nông cụ, đan gùi, thêu thổ cẩm... để thu hút khách du lịch. Không chỉ có di sản ruộng bậc thang, trong tương lai, xã Liên Minh cũng vận động bà con phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và thêm nghề mới như trải nghiệm hái lá thuốc và tắm lá thuốc để khách du lịch tham quan, trải nghiệm.

Trở lại Nậm Cang ảnh 7
Khắc số nhà và tên thôn trên bảng gỗ - nét độc đáo ở Nậm Cang.

Trở lại Nậm Cang lần này, được đi, được nghe và tận mắt chứng kiến, tôi không khỏi bất ngờ về sự đổi thay của vùng đất nơi “thâm sơn cùng cốc”. Từ một xã Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, đến nay, dù đã sáp nhập với xã Nậm Sài, nhưng cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Nậm Cang cũ vẫn luôn đoàn kết, cùng với xã Nậm Sài tiếp tục “liên minh”, chung sức, đồng lòng xây dựng xã Liên Minh ngày càng khởi sắc theo mong mỏi của các thế hệ lãnh đạo, bậc cao niên và Nhân dân khi quyết định lựa chọn tên mới cho hai xã này.

Nội dung: Thanh Nam

Trình bày: Ngọc Luyến

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xúc động hình ảnh các lực lượng dũng cảm cứu rừng Hoàng Liên

Xúc động hình ảnh các lực lượng dũng cảm cứu rừng Hoàng Liên

Vụ cháy rừng xảy ra tại xã Tả Van (thị xã Sa Pa), thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã được kiểm soát, khống chế nhanh, hạn chế thiệt hại, không để lan vào khu vực rừng già. Đằng sau thành quả ấy là hình ảnh dũng cảm của các lực lượng không quản hiểm nguy, xông pha vào biển lửa, cứu rừng.

72 giờ giằng co với giặc lửa, cứu rừng Hoàng Liên

72 giờ giằng co với giặc lửa, cứu rừng Hoàng Liên

Chiều 22/2, trên điểm cao, những cột khói đã dần tắt lịm, những cán bộ kiểm lâm, công an, quân đội, dân quân và người dân xuống núi với khuôn mặt phờ phạc bởi đã thấm mệt nhưng ai cũng như vừa trút được một gánh nặng. Suốt 3 ngày qua, họ đã căng mình từ sáng sớm đến đêm muộn giành giật với giặc lửa để giữ lại màu xanh cho những cánh rừng.

Hàng trăm người căng mình dập lửa cứu rừng Hoàng Liên

Hàng trăm người căng mình dập lửa cứu rừng Hoàng Liên

Sáng 20/2, phóng viên Báo Lào Cai đã cùng các lực lượng đến các điểm cháy để ghi lại công tác chữa cháy rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Trên điểm cao 1.900 m, gió thổi ào ào, ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt, khói mù mịt. Suốt từ đêm qua đến nay, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân sự, công an, kiểm lâm và người dân địa phương vẫn căng mình dập đám cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ, Dền Thàng, xã Tả Van, thị xã Sa Pa.

“Ngọc bích” lưng chừng trời

“Ngọc bích” lưng chừng trời

Chúng tôi ngược “cổng trời” trên vòng cung lớn Tả Van lên Séo Mý Tỷ, vùng đất “gần nhà xa ngõ”, chỉ cách thị xã Sa Pa tráng lệ chưa đầy 20 km mà như một thế giới khác, với bao câu chuyện về đất và người nơi đây đậm màu cổ tích, như chàng hoàng tử miền sơn cước đang bước ra hội nhập cùng bè bạn muôn phương.

Bí ẩn kho vàng Nặm Pạu

Bí ẩn kho vàng Nặm Pạu

Trên đỉnh núi Nặm Pạu nơi thâm sơn cùng cốc nằm ở khu vực giáp ranh huyện Bảo Yên (Lào Cai) và Quang Bình (Hà Giang) ẩn giấu câu chuyện kỳ bí về kho vàng chôn giấu trong lòng núi chưa có lời giải đáp.

Dọc dải sông Hồng: Từ cột cờ Lũng Pô đến đền thiêng Bảo Hà

Dọc dải sông Hồng: Từ cột cờ Lũng Pô đến đền thiêng Bảo Hà

Sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh, thành phố nước ta trước khi hòa mình vào biển Đông mênh mông, khi chảy vào Việt Nam tại Lào Cai sông chảy thành một đường thẳng thông suốt, mạnh mẽ, phách khí giữa những dáng núi, dáng đồi điệp trùng. Sông Hồng không chỉ là nét chấm phá, tạo nên sự hài hòa của thắng cảnh mà đang là mạch nguồn của những ý tưởng, đồ án, quy hoạch lớn.

Giàng Thị Xinh và hành trình đặc biệt

Giàng Thị Xinh và hành trình đặc biệt

Khuôn mặt khả ái, xinh xắn như nụ đào chớm xuân cùng câu chuyện đầy nghị lực, khao khát vươn lên như mầm xanh nảy trên đất khó, cô học trò nhỏ Giàng Thị Xinh ở xã vùng cao Lùng Phình (huyện Bắc Hà) đã có những trải nghiệm ấn tượng.

Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Cuộc sống đổi thay, nghề rèn đúc ở Bắc Hà cũng dần mai một, nhưng với nhiều người thì khát vọng, quyết tâm giữ lửa nghề vẫn thôi thúc từng ngày.

Quà tặng từ "mẹ thiên nhiên"

Quà tặng từ "mẹ thiên nhiên"

Cách trung tâm xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai) khoảng 3 km, thôn Ngải Phóng Chồ ẩn mình trong sương mù dày đặc. Đất đai cằn cỗi, những tảng đá xám xịt vương vãi trên khắp nương đồi như thử thách ý chí của con người nơi đây. Cảm phục trước sự chăm chỉ lao động của người dân Ngải Phóng Chồ, “mẹ thiên nhiên” đã dành tặng vùng đất này món quà ý nghĩa, đó là “khó chua Khe Ma” - một hang động kỳ vĩ và bí ẩn.

“Làng nghề” hối hả đón tết

“Làng nghề” hối hả đón tết

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng trước đó, "làng nghề” ở các địa phương trong tỉnh đã hối hả sản xuất, kịp thời cung cấp cho thị trường sản phẩm đặc hữu, mang đậm hương vị tết.

Ga Phố Lu thưa vắng những chuyến tàu

Ga Phố Lu thưa vắng những chuyến tàu

Thời “hoàng kim” của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, trong số các nhà ga nằm trên đất Lào Cai thì ga Phố Lu chỉ xếp sau ga Phố Mới về lượng hàng hóa và hành khách, khu vực xung quanh nhà ga lúc nào cũng nườm nượp, người tứ xứ đổ về đây tìm việc làm.

Cần khẩn trương giải quyết vướng mắc

Thi công nâng cấp Quốc lộ 279, đoạn qua xã Dương Quỳ: Cần khẩn trương giải quyết vướng mắc

Dù công tác giải phóng mặt bằng chưa xong, nhiều nhà dân chưa di chuyển khỏi khu vực công trường nhưng chủ đầu tư Dự án nâng cấp Quốc lộ 279 (đoạn qua xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn) vẫn để nhà thầu thi công đào đắp, san gạt, đổ đất thải vây quanh khu dân cư, khiến người dân sống trong nguy hiểm, nhà cửa bị hỏng, ảnh hưởng đến tài sản và an toàn tính mạng.

Để chè xuân ngát hương

Để chè xuân ngát hương

Từ trung tuần tháng 12 trở đi, sáng sớm đến chiều muộn, “vựa” chè ở Mường Khương rộn vang tiếng máy cắt, tỉa cành chè. Các thôn vắng bóng người lớn, muốn gặp được phải leo đồi.

Sân Quảng trường Ga Lào Cai: Ô nhiễm môi trường, cảnh quan nhếch nhác

Sân Quảng trường Ga Lào Cai: Ô nhiễm môi trường, cảnh quan nhếch nhác

Sân Quảng trường trước cửa Ga Đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai (gọi tắt là Sân Quảng trường Ga Lào Cai) tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) được Nhà nước đầu tư xây dựng với mặt bằng rộng hàng nghìn mét vuông nhằm phục vụ các phương tiện dừng, đỗ, đón trả khách đi tàu tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại. Tuy nhiên, do công tác quản lý có nhiều bất cập, tại đây đang xảy ra cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường… làm xấu hình ảnh một nhà ga đường sắt liên vận quốc tế.

Bảo Yên: Đang xác định nguyên nhân khiến cá chết bất thường trên sông Chảy

Bảo Yên: Đang xác định nguyên nhân khiến cá chết bất thường trên sông Chảy

Sáng 27/12, trên sông Chảy, đoạn qua địa phận xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên xảy ra hiện tượng cá ngoài tự nhiên và cá trong các lồng nuôi trên sông lờ đờ, nổi đầu lên mặt nước sau đó bị chết. Hiện tượng này hiện chưa xác định được nguyên nhân, nên có nhiều luồng dư luận trái chiều.

Nậm Mả - xã có 2 thôn

Nậm Mả - xã có 2 thôn

Với 2 thôn, Nậm Mả là xã có ít thôn nhất không chỉ của huyện Văn Bàn mà cả của tỉnh. Địa bàn rộng, dân cư thưa, lợi thế phát triển kinh tế hầu như không có gì nổi bật là những thách thức mà cấp ủy đảng, chính quyền và người dân nơi đây phải đối mặt trên chặng đường thu hẹp khoảng cách phát triển với các xã trên địa bàn huyện.

Bài cuối: Khơi mở tiềm năng, nâng tầm giá trị

Bài cuối: Khơi mở tiềm năng, nâng tầm giá trị

Ngành nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã vào cuộc cùng địa phương triển khai các hoạt động để bảo tồn, cũng như xây dựng phương án dự án để thực hiện, gợi mở những giải pháp cho vùng chè cổ thụ, làm các dòng trà cao cấp (giá trị cao) trồng mới, làm du lịch… Đặc biệt, gần đây, có những cá nhân, tổ chức đã dành nhiều tâm huyết để nâng tầm sản phẩm trà Việt, trong đó có nguyên liệu từ các vùng chè cổ thụ ở Lào Cai.

fb yt zl tw