Trở lại Nậm Cang

LCĐT - Trở lại Nậm Cang vào mùa lúa bắt đầu chín. Tuyến đường như dải lụa chạy giữa “sóng vàng” trải dài tít tắp, đưa tôi ngược miền ký ức về Nậm Cang cách đây 10 năm trước. Giờ đây, cái tên xã Nậm Cang chỉ còn là địa danh của thôn, xã Nậm Cang đã sáp nhập với xã Nậm Sài và được đặt tên mới là xã Liên Minh (thị xã Sa Pa).

Trở lại Nậm Cang ảnh 1
Đường vào Nậm Cang.

Kể từ lần đầu đặt chân đến vùng đất “nước trong” (tiếng Mông - Nậm Cang có nghĩa là “nước trong”), hôm nay tôi mới có dịp trở lại Nậm Cang vào một ngày nắng đẹp. Nắng vàng như rót mật trên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, cứ ngỡ như đang lạc bước ở chốn thần tiên nào đó. Tuyến đường nhỏ băng qua những triền thung, những tràn ruộng bậc thang mùa lúa chín đưa tôi cùng người bạn đồng hành đến thôn Nậm Cang. Mặc dù sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng tôi vẫn cảm nhận được một Nậm Cang căng tràn sức sống so với lần trước đến. Những tuyến đường bê tông êm thuận nối dài đến tận thôn, những nếp nhà của đồng bào Dao đỏ vẫn mang đậm phong cách truyền thống, nhưng trong nhà đã có nhiều thiết bị sinh hoạt hiện đại. Bên hiên ngôi nhà vách gỗ truyền thống, các bà, các chị dân tộc Dao đỏ vẫn miệt mài ngồi thêu thổ cẩm, may áo mới.

Trở lại Nậm Cang ảnh 2
Nuôi cá nước lạnh trở thành hướng đi mới ở Nậm Cang.

Dẫn chúng tôi đi thăm lại 3 thôn thuộc địa danh của xã Nậm Cang trước đây, ông Vù A Trùng, Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh, là người Mông chính gốc Nậm Cang vô cùng hào hứng giới thiệu các mô hình phát triển kinh tế từ nuôi cá nước lạnh, đến homestay và những nghệ nhân còn đam mê giữ nghề truyền thống. Chúng tôi ghé thăm cơ ngơi của ông Phàn Dào Phẩu - người đang cần mẫn đốt than, nung bạc và tỉ mẩn chạm khắc hoa văn trên bạc. Đau đáu với nghề truyền thống, cũng là để có thêm sản phẩm phục vụ khách du lịch khi đến Nậm Cang tham quan, trải nghiệm, ông Phẩu đã làm riêng một gian nhà để chạm bạc. Ông Phàn Dào Phẩu tâm sự: Đàn ông người Dao không biết “kéo bạc” thì không phải là đàn ông nữa. Bởi vậy, bất kể đàn ông dân tộc Dao đỏ nào sau khi làm lễ cấp sắc, đều biết chạm khắc bạc. Người thì tự học ở những bậc cao niên trong thôn, người thì được bố mẹ truyền dạy… Thế nhưng, để theo nghề chạm khắc bạc đến lúc tuổi xưa nay hiếm thì hẳn những người như ông Phàn Dào Phẩu ở Nậm Cang chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Phàn Dào Phẩu bộc bạch: Lớp thanh niên trong thôn giờ không còn mấy ai mặn mà với nghề kéo bạc cực nhọc, tỉ mẩn… Thế nên, tôi cố gắng duy trì và giữ gìn để thế hệ mai sau còn biết được cha ông mình có một nghề truyền thống độc đáo. Hơn nữa, cũng là do tôi yêu thích được thể hiện những cung bậc cảm xúc và lưu giữ bằng những tác phẩm trên các sản phẩm bạc (nhẫn đeo tay, vòng cổ, khuy áo truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao...).

Trở lại Nậm Cang ảnh 3

Tôi ngồi rất lâu để “mục sở thị” ông Phàn Dào Phẩu kéo bạc. Ông Phẩu cứ chậm rãi, chậm rãi qua từng công đoạn, từ những đồng bạc, xu bạc cổ, qua bàn tay tài hoa và nghệ thuật chạm khắc đã tạo nên sản phẩm trang sức độc đáo. Trong mỗi sản phẩm do ông Phẩu chế tác đều có hoa văn truyền thống của dân tộc Dao như hình mặt trời, hình cây thông, hình bông lúa, hình ruộng bậc thang, hoa cỏ, chim muông… đều được khéo léo khắc chạm vào bạc.

Rời thôn người Dao đỏ, chúng tôi đến thôn văn hóa Nậm Than, 1 trong 3 thôn của xã Nậm Cang cũ, nơi có 150 hộ đồng bào Mông trắng sinh sống. Mặt trời đã đứng bóng, ông Vàng A Trư vẫn miệt mài nổi lửa lò rèn để trình diễn cho chúng tôi xem kỹ thuật rèn nông cụ truyền thống của đồng bào Mông Nậm Than. Vừa rèn nông cụ, ông Vàng A Trư vừa tâm sự: Tôi học được nghề rèn dao, cuốc và một số dụng cụ làm nông nghiệp khác từ người già trong thôn, sau đó tôi mở lò rèn vừa giữ nghề truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu nông cụ cho các gia đình ở Nậm Cang và một số vùng lân cận.

Đổ thêm than vào bễ rèn, ông Trư bảo, loại than nung sắt phải lựa than củi đốt từ cây dẻ, có vậy than mới chắc, nhiệt độ đảm bảo để nung. Tiếng búa nện đều đặn lên thanh sắt đã nung đỏ, một lúc sau đã hoàn thành sản phẩm... Ông Vàng A Trư tâm sự, cũng do dịch bệnh Covid-19, mà lò rèn của gia đình không còn hoạt động đều như trước đây. Hơn nữa, giờ đây người Mông sống ven suối Nậm Than đang bận rộn với phát triển nghề mới, có thu nhập cao hơn - đó là nuôi cá nước lạnh.

Trở lại Nậm Cang ảnh 4

Do ở đầu nguồn đại ngàn, nơi có nhiều mạch nguồn trong vắt, mát lạnh, nên rất thích hợp để nuôi cá nước lạnh. Từ định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt nhờ “máu liều” của ông Tẩn Chằn Quyên - người đầu tiên đem giống cá “đại gia” về nuôi trên đất Nậm Cang, thấm thoát cũng đã gần 10 năm, giờ đây phong trào nuôi cá hồi, cá tầm ở Nậm Cang trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng bộc bạch: Trên địa bàn các thôn của xã Nậm Cang cũ hiện có khoảng 80 trại nuôi cá nước lạnh. Nhà nào ít cũng nuôi 2-3 bể cá, nhà nhiều cả hệ thống hàng chục bể cá... Hộ nuôi nhiều và có thâm niên lâu nhất ở Nậm Cang không ai khác chính là ông Tẩn Chằn Quyên. Không chỉ là người tiên phong đưa giống cá nước lạnh về nuôi, ông Quyên còn mời kỹ sư thủy sản lên trực tiếp chỉ đạo sản xuất cá giống, cá thương phẩm và trả thù lao với mức 15 triệu đồng/tháng.

Trở lại Nậm Cang ảnh 5
Người dân Nậm Cang giữ nghề truyền thống.

Tò mò về nghề nuôi cá nước lạnh ở Nậm Cang, chúng tôi ngược dốc núi, men dọc hai bên suối Nậm Than, không khỏi ngỡ ngàng khi ở đây lại có nhiều hệ thống bể nuôi cá hồi dọc ven suối đến vậy. Nhiều gia đình đã có “của ăn của để” từ nuôi cá nước lạnh. Ông Vù A Trùng cũng là một trong những hộ nuôi cá hồi ở Nậm Than, mặc dù mới nuôi từ năm 2020, năm ngoái, với 8 bể cá, ông thu hoạch hơn 10 tấn cá, trong đó có 2 tấn bán được giá 250 nghìn đồng/kg, còn lại do dịch bệnh Covid -19 nên giá bán thấp hơn, chỉ được 160 -170 nghìn đồng/kg. Ông Vù A Trùng trải lòng: Nhận thấy lợi thế từ điều kiện tự nhiên, với trách nhiệm của đảng viên, tôi đã bàn với gia đình đầu tư nuôi cá hồi thương phẩm để các đảng viên và người dân làm theo. Tuy là giống cá dễ nuôi, nhưng cũng không ít rủi ro, chỉ cần sơ sểnh một chút là có khi trắng tay...

Trước đây, Nậm Cang biết đến là xã giàu, bởi có diện tích thảo quả cho thu hoạch rất lớn. Có những giai thoại người ta kể về Nậm Cang, đó là có không ít hộ dân, sau mùa thu hoạch thảo quả đã buộc tiền và cẩn thận cất đi... Điều này là có thật, bởi theo ông Vù A Trùng kể lại, người dân Nậm Cang trước đây canh tác thảo quả tít trong rừng sâu. Do cách trung tâm huyện (nay là thị xã), đường giao thông cũng không thuận tiện như bây giờ, nên các hộ đều có thói quen cất tiền vào trong hòm gỗ, chum sành. Nhiều gia đình còn “tích trữ” tiền cả chục năm, chính vì thế mới có câu chuyện “tiền treo gác bếp”.

Trở lại Nậm Cang ảnh 6
Người dân Nậm Cang giữ nếp nhà truyền thống để phát triển du lịch.

Giờ thì người dân vẫn khoanh nuôi, bảo vệ rừng và canh tác một phần diện tích thảo quả, nhưng đã biết cách làm kinh tế từ nuôi cá nước lạnh.  Dọc đường đi vào các thôn ở xã Nậm Cang cũ, chúng tôi thấy nhiều gia đình mở rộng hoặc xây mới bể cá để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng cho biết thêm: Ngoài nuôi cá nước lạnh, chúng tôi xác định tập trung phát triển du lịch cộng đồng. Xã đang khuyến khích người dân làm du lịch, trong đó, chủ động khôi phục và bảo tồn các nghề thủ công truyền thống như chạm khắc bạc, rèn nông cụ, đan gùi, thêu thổ cẩm... để thu hút khách du lịch. Không chỉ có di sản ruộng bậc thang, trong tương lai, xã Liên Minh cũng vận động bà con phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và thêm nghề mới như trải nghiệm hái lá thuốc và tắm lá thuốc để khách du lịch tham quan, trải nghiệm.

Trở lại Nậm Cang ảnh 7
Khắc số nhà và tên thôn trên bảng gỗ - nét độc đáo ở Nậm Cang.

Trở lại Nậm Cang lần này, được đi, được nghe và tận mắt chứng kiến, tôi không khỏi bất ngờ về sự đổi thay của vùng đất nơi “thâm sơn cùng cốc”. Từ một xã Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, đến nay, dù đã sáp nhập với xã Nậm Sài, nhưng cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Nậm Cang cũ vẫn luôn đoàn kết, cùng với xã Nậm Sài tiếp tục “liên minh”, chung sức, đồng lòng xây dựng xã Liên Minh ngày càng khởi sắc theo mong mỏi của các thế hệ lãnh đạo, bậc cao niên và Nhân dân khi quyết định lựa chọn tên mới cho hai xã này.

Nội dung: Thanh Nam

Trình bày: Ngọc Luyến

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

Tìm về phố Tây

Tìm về phố Tây

Giữa tháng Sáu, trời hửng nắng nhưng Sa Pa vẫn mang không khí se lạnh đặc trưng. Từ sân Quần xuống phố Cầu Mây, tôi gặp các nhóm khách người nước ngoài đang tản bộ, một số bà con người Mông, Dao trải ni-lông bên hiên nhà xếp hàng thổ cẩm hoặc những chiếc vòng tay ngồi bán. Cầu Mây vẫn nhộn nhịp, từ nhà hàng, khách sạn đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều được trang trí đa dạng phong cách, tạo thành dãy phố mang vẻ đẹp tân thời phương Tây ngay giữa lòng thị xã Sa Pa.

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Như đã đề cập ở bài trước, việc quy hoạch và xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Lào Cai đang đặt ra cấp bách. Thế nhưng, trong những năm qua, nhiệm vụ này vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn cứ lập xong quy hoạch lại xóa, còn người dân và doanh nghiệp thì thấp thỏm chờ đợi và đành “chấp nhận” vi phạm.

Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Là trung tâm tỉnh lỵ, có mật độ và dân số đông, việc xóa bỏ điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ nằm trong các khu dân cư là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nhưng vì quá nhiều vướng mắc nên thành phố Lào Cai chưa thực hiện được.

Những dấu chân thầm lặng

Những dấu chân thầm lặng

Là lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, khối lượng công việc lớn, các kiểm lâm địa bàn luôn xung kích, sáng tạo thực hiện phương châm “bám chính quyền, bám rừng, bám dân” để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Tân Thượng - trù phú vùng đất ven sông

Người xưa thường có câu “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để nói về lợi thế của một vùng đất nếu ở gần chợ, gần sông, gần đường lớn sẽ sớm trù phú, thịnh vượng. Với xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn hiện nay có cả 3: “cận thị” - nằm ở cửa ngõ khu đô thị Bảo Hà - Tân An, “cận giang” - bám ven sông Hồng và “cận lộ” - nằm ngay nút giao IC16, cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đây là lợi thế rất lớn để vùng đất này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Nắng tháng 5 gọi mùa mận chín

Bước vào tháng 5, mận Tam Hoa tại huyện vùng cao Bắc Hà bắt đầu “đủng đỉnh” chín. Mới chớm vụ mà ngày nào chị Lục Thanh Xuân, thôn Na Lo, xã Tà Chải cũng tất bật để chuẩn bị vào mùa. Chị Xuân cười nói: Bắt đầu từ giờ đến khoảng 1 tháng nữa, ngày nào cũng chỉ... ăn và đi hái mận.

Một thoáng Hồng Cam

Một thoáng Hồng Cam

Men theo ký ức về bến đò Hồng Cam, chúng tôi tìm về nơi kết nối giữa xã Cam Cọn và một số xã lân cận (Bảo Yên) với các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh như Bảo Thắng, thành phố Lào Cai. Cứ ngỡ sẽ được đi trên chuyến đò chông chênh đầy gió để sang sông, vậy nhưng từ trong xanh thẳm, cây cầu như sợi chỉ trắng đã nối liền bờ vui.

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Vì sao việc bố trí tái định cư cho các hộ dân trong vùng nguy hiểm ở xã Tả Phời chậm tiến độ?

Đã 9 tháng kể từ sau thời điểm xảy ra sự cố vỡ cống hồ thải đuôi quặng Nhà máy tuyển quặng đồng Tả Phời (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai), đến nay, việc di chuyển các hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, sụt lún theo quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện. Mùa mưa lũ đã cận kề, người dân rất lo lắng khi hằng ngày phải sống dưới chân đập tiềm ẩn nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.

Nhân lên những vùng xanh

Nhân lên những vùng xanh

Thời gian gần đây, nhiều thôn trên địa bàn xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai làm hàng rào xanh, mang lại không gian xanh cho những vùng quê đáng sống, đồng thời tạo điểm nhấn để phát triển du lịch.

Niềm vui mùa dứa chín

Niềm vui mùa dứa chín

Tháng 4, cây dứa vào chính vụ thu hoạch quả. Dứa đón đủ nắng, quả nào quả nấy “mở mắt” căng tròn, chín mọng, chuyển màu vàng như những đốm lửa được thắp trên nương. Sau những mùa dứa giá thấp trong khi giá phân bón đẩy lên cao ngất ngưởng, nhiều người dân ở các vùng trồng tưởng như cạn hi vọng, thì năm nay dứa được mùa, giá cao “kỷ lục”. Người trồng dứa nuôi lại niềm tin vào loại cây được gửi gắm nhiều kỳ vọng này.

Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Sa Pa: Ngổn ngang đường xuống Khu du lịch Cát Cát

Nhiều tháng nay, người dân và các chủ khách sạn, hộ kinh doanh trên tuyến phố Fansipan từ trung tâm thị xã Sa Pa đi Khu du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên) phải sống trong cảnh “đóng cửa ngồi chờ” vì đơn vị thi công đào đường nham nhở, thi công cầm chừng.

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Khát vọng dưới núi Hàm Rồng

Những ngày đầu năm mới, nắng bừng lên sưởi ấm bản làng, góc phố dưới chân núi Hàm Rồng (thị xã Sa Pa), hoa đào, hoa mai tưng bừng khoe sắc. Mùa xuân này, người dân phường Hàm Rồng phấn khởi vì rau, hoa được mùa, tự hào kể cho con cháu nghe truyền thuyết về rồng thiêng trên núi Hàm Rồng nơi mình sinh sống, càng thêm khát vọng “bay cao”.

Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Cần khắc phục những bất cập gây mất an toàn giao thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thời gian qua, một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Lào Cai) hoặc tại các nút giao liên quan. Qua các cuộc họp đánh giá về công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và kết quả điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông cho thấy ngoài ý thức của người tham gia giao thông thì hạ tầng giao thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tại các nút giao, lối vào còn những bất cập cần khắc phục ngay để đảm bảo ATGT.

fb yt zl tw