Vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân:

Bài cuối : Viết tiếp bài ca hôm nay và cho mai sau

LCĐT - Bao năm tháng đi qua, nhiều thế hệ đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số trong cùng một cộng đồng, cùng một gia đình đã góp một phần công sức vào câu chuyện về sự đổi thay của quê hương. Từ những phần việc nhỏ cho tới những đóng góp lớn, họ gói trọn trong đó là tình yêu quê hương, hòa cùng niềm tin vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân.

>> Bài 1 - Gia đình truyền thống thủy chung với Đảng

>> Bài 2 - Già làng Hà Nhì xóa hủ tục

>> Bài 3 - Gia đình người Dao “gieo" đổi thay ở Trà Trẩu

>> Bài 4: Đảng viên người Xa Phó ươm “hạt giống đỏ”

Khát vọng ươm những mầm xanh

Khi thực hiện loạt bài “Vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân”, ngoài gia đình các đảng viên tiêu biểu như ông Bàn Văn Quang (dân tộc Dao, huyện Bảo Thắng), ông Lý Giá Xe (dân tộc Hà Nhì, huyện Bát Xát), ông Sùng Seo Nhà (dân tộc Mông, huyện Si Ma Cai), ông Hù Nụ Phệ (dân tộc Xa Phó, thị xã Sa Pa), chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều gia đình đảng viên tiêu biểu khác. Điều đáng nói là nhiều gia đình đảng viên có tới 2 - 3 thế hệ nối tiếp nhau phấn đấu viết tiếp bài ca về Đảng với niềm tin yêu trọn vẹn. Bản thân các đảng viên là những già làng, người có uy tín cũng chia sẻ nhiều tâm tư, nguyện vọng, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ.

Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng (ngoài cùng bên phải) trao đổi với các đảng viên trong Chi bộ thôn Nậm Sang.
Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng (ngoài cùng bên phải) trao đổi với các đảng viên trong Chi bộ thôn Nậm Sang.

Bí thư Chi bộ thôn Nậm Sang, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa - Hù Nụ Phệ chia sẻ thêm: Giờ tôi cũng đã cao tuổi, sức khỏe kém đi nhiều phần, đôi lúc tôi tính đến việc xin nghỉ công việc của Bí thư Chi bộ, vậy nhưng bà con, đảng viên tín nhiệm nên không cho nghỉ. Mong muốn của tôi là thế hệ trẻ được học hành, chi bộ sẽ có ngày càng nhiều đảng viên trẻ năng động, nhiệt tình, được bà con tín nhiệm để kế cận lớp đảng viên nhiều tuổi. Với suy nghĩ mới, nhận thức mới, tôi kỳ vọng thế hệ đảng viên trẻ sẽ viết lên trang mới về sự thay da, đổi thịt ở rẻo cao Nậm Sang. Để làm được điều này, chi bộ luôn quan tâm công tác phát hiện, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú thông qua các hoạt động, phong trào thi đua. Cùng với đó, bản thân các đảng viên và gia đình đảng viên tiếp tục phát huy vai trò nêu gương để quần chúng nhân dân nhìn vào và noi theo.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, việc trẻ hóa nguồn đảng viên dân tộc thiểu số là vấn đề được cấp ủy đảng các cấp đặc biệt quan tâm. Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh Vù A Trùng cho hay: Xã Liên Minh có 5 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 4 dân tộc thiểu số gồm Mông, Dao, Tày, Xa Phó. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra, mỗi năm xã kết nạp 15 đảng viên, phần lớn là đảng viên dân tộc thiểu số. Định hướng của địa phương là sẽ phát triển các đảng viên trẻ để tạo nguồn kế cận, từ đó, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Y Tý, huyện Bát Xát - Ngô Quốc Cường, phần lớn những đảng viên nhiều tuổi đều là những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, được cộng đồng tôn trọng. Do vậy, việc tiếp tục quan tâm, chăm lo, phát huy vai trò đội ngũ người có uy tín cũng được xem là giải pháp hiệu quả để làm tốt công tác phát triển đảng trong thời gian tới. Tuy nhiên, cùng với đó, giải pháp quan trọng của Đảng bộ xã Y Tý thời gian qua là bồi dưỡng, phát hiện, phát huy vai trò của những đảng viên trẻ để tạo ra sức mạnh mới trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng cao. Minh chứng là bí thư chi bộ các thôn Choản Thèn, Lao Chải, Phan Cán Sử, Hồng Ngài hiện nay đều là những đảng viên trẻ có độ tuổi chỉ ngoài đôi mươi nhưng đã tiếp nối truyền thống của cha anh, mạnh dạn đổi mới, có nhiều sáng kiến đưa thôn, bản phát triển.

Phát huy vai trò nêu gương

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề phát huy vai trò của các gia đình đảng viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay, đồng chí Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Việc xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình đảng viên tiêu biểu trong vùng đồng bào đã cho thấy sự quan tâm của tỉnh Lào Cai trong việc phát triển đảng viên nói chung, đảng viên dân tộc thiểu số nói riêng.

Già làng Lý Giá Xe, Bí thư Chi bộ thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường (phải ảnh) tuy cao tuổi vẫn tích cực lao động sản xuất để con cháu noi theo.
Già làng Lý Giá Xe, Bí thư Chi bộ thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường (phải ảnh) tuy cao tuổi vẫn tích cực lao động sản xuất để con cháu noi theo.

Minh chứng rõ nét là thời điểm tái lập tỉnh năm 1991, toàn tỉnh có 493 tổ chức cơ sở đảng với gần 11.000 đảng viên. Đặc biệt, có 26% số thôn, bản trắng đảng viên, 44% chi bộ các thôn, bản là chi bộ ghép. Thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có hơn 50.000 đảng viên, tăng hơn 39.000 đảng viên so với năm 1991. Riêng trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã có 5.423 đảng viên người dân tộc thiểu số trong tổng số 11.917 đảng viên mới được kết nạp vào Đảng. Mặc dù không có số liệu cụ thể về các gia đình đảng viên, song trên thực tế, trong cộng đồng các dân tộc đều có các gia đình đảng viên gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua.

Hiện nay, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể, toàn diện trên các lĩnh vực. Ví như trước đây, đồng bào không chỉ đói về cái ăn mà còn “đói” về văn hóa, “đói” thông tin, nhiều hủ tục trói buộc. Vậy nhưng giờ đây, diện mạo vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đổi thay. Có được điều đó là nhờ việc quan tâm, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư, các hướng phát triển kinh tế ngày càng phát huy hiệu quả.

Các đảng viên trẻ huyện Si Ma Cai tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Các đảng viên trẻ huyện Si Ma Cai tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Đời sống từng bước ổn định, nhận thức bà con nâng lên, từ đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều đảng viên, gia đình đảng viên tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng nông thôn mới… Bên cạnh việc gương mẫu đi đầu, đảng viên và các gia đình đảng viên là những nhân tố tích cực tạo nên sự đổi thay ở các bản làng, xây dựng hệ ý thức trong giai đoạn mới, để từ đó biến những suy nghĩ, khát khao về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc thành động lực, hành động, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong cộng đồng các dân tộc ở Lào Cai.

Trở lại câu chuyện với già làng Sùng Seo Nhà, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, ông Nhà bảo giờ đây đã cận kề tuổi “thất thập cổ lai hi”, mong muốn của ông là các con, các cháu đảng viên trong gia đình tiếp nối truyền thống tốt đẹp, phát huy vai trò nêu gương của đảng viên để lan tỏa niềm tin yêu về Đảng trong quần chúng nhân dân. Mỗi gia đình đảng viên gương mẫu sẽ là một ngọn đuốc sáng để bà con trong thôn, bản, cộng đồng noi theo, nhân lên những giá trị tốt đẹp, xua tan những hủ tục tăm tối.

Thay lời kết

Bao năm tháng đi qua, nhiều thế hệ đảng viên dân tộc thiểu số trong cùng một cộng đồng, cùng một gia đình, dòng họ đã góp một phần công sức vào câu chuyện về sự đổi thay của quê hương. Từ những phần việc nhỏ cho tới những đóng góp lớn, họ gói trọn trong đó là tình yêu quê hương, hòa cùng niềm tin vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân.

“Tre già, măng mọc”, chúng tôi tin rằng, khi lớp đảng viên nhiều tuổi dần lui về sau, họ vẫn tiếp tục gieo ươm, đào tạo để lớp đảng viên trẻ kế cận tiếp tục kế thừa, viết tiếp truyền thống của gia đình, của cộng đồng. Và bài ca vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân của các gia đình đảng viên tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tiếp tục là hành khúc ngân vang trên chặng đường đổi mới của Lào Cai trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Chỉ còn ít ngày nữa mô hình chính quyền cấp xã cũ sẽ kết thúc hoạt động để chính thức tổ chức theo mô hình mới. Nhiều tâm trạng, nhiều nỗi băn khoăn nhưng tất cả đều đã sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới của dân tộc. Những ngày này, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn tận tâm, cống hiến cho công việc chung với tinh thần còn một ngày làm việc vẫn hết lòng phụng sự Nhân dân.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Viên chức BHXH khu vực XVII phối hợp với cán bộ bưu điện tuyên truyền chính sách BHXH tự đóng, BHYT tại hộ gia đình.

Nhân rộng "điểm tựa" an sinh

Giữa trùng điệp núi non hùng vĩ của Yên Bái và Lào Cai, nơi cuộc sống của phần lớn người dân còn gắn liền với nương rẫy, những phiên chợ sớm bình dị hay công việc tự do bấp bênh, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã và đang len lỏi như một dòng chảy ấm áp mang theo chủ trương nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến người dân. Đó là cánh cửa mở ra cơ hội vàng cho những người lao động khu vực phi chính thức, có được một "của để dành" tin cậy, một điểm tựa vững chắc cho tuổi già với lương hưu và sự chăm sóc y tế chu đáo. Hành trình đưa chính sách ý nghĩa này thấm sâu vào đời sống bà con là câu chuyện của những nỗ lực không ngừng nghỉ để từng bước hiện thực hóa mục tiêu an sinh toàn dân.
Công tác kiểm tra, giám sát thị trường được lực lượng chức năng tăng cường triển khai thực hiện.

Vấn nạn hàng giả: Tái lập thị trường, khôi phục niềm tin

Không ai muốn sống trong một xã hội mà thật – giả lẫn lộn. Thế nhưng hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại đã len lỏi khắp các chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử, thậm chí cả trong những kệ hàng sang trọng đang dần làm méo mó thị trường, hủy hoại đạo đức kinh doanh, mà còn từng ngày gặm nhấm niềm tin của người dân vào pháp luật và sự công bằng.
Cán bộ, viên chức BHXH khu vực XVII tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho người lao động

Vượt "gió ngược" gieo mầm an sinh

Giữa bộn bề cuộc sống ở các bản làng miền núi, tấm thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) từ lâu vẫn là "phao cứu sinh" cho hàng triệu người dân. Thế nhưng, đằng sau những con số bao phủ ấn tượng là một "nốt trầm" trăn trở khi hàng chục ngàn người dân đứng trước nguy cơ mất đi "tấm lá chắn" quý giá. Vượt lên "cơn gió ngược" của chính sách và gánh nặng mưu sinh, những cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XVII (Yên Bái – Lào Cai) vẫn miệt mài gieo mầm hy vọng, giữ vững niềm tin vào một nền an sinh bền vững cho người dân.
Người dân Phú Hùng: Thấp thỏm sống dưới cung sạt lở

Người dân Phú Hùng: Thấp thỏm sống dưới cung sạt lở

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (tháng 9/2024), 9 hộ dân thôn Phú Hùng, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) trong khu vực sạt lở sau gần 1 năm sơ tán khẩn cấp, giờ phải trở lại trong những căn nhà cũ do chưa có đất tái định cư. Hiện nay, mùa mưa lũ đang cận kề, nguy cơ sạt lở có thể ập xuống, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, người dân thôn Phú Hùng rất mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm bố trí đất tái định cư để di chuyển đến nơi an toàn.

Sản xuất hạt nhựa phụ gia tại Công ty cổ phần An Tiến Industries, Khu Công nghiệp phía Nam.

Yên Bái tối ưu hóa cơ hội để phát triển công nghiệp xanh, bền vững

Những năm qua, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có sự phát triển khá vững chắc, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của cả nước và triết lý phát triển của tỉnh: "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) cùng sự quan tâm đầu tư về hạ tầng; cơ chế chính sách ngày càng đổi mới hấp dẫn… đã góp phần đưa bức tranh công nghiệp của tỉnh có nhiều gam màu sáng, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo chân đồng bào Dao đỏ lên rừng tìm lá thuốc

Theo chân đồng bào Dao đỏ lên rừng tìm lá thuốc

Trong kho tàng tri thức bản địa của dân tộc Dao đỏ xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, từ lâu, bà con đã biết sử dụng nhiều loại cây rừng để làm ra những bài thuốc quý chữa bệnh. Một lần theo chân bà con lên rừng tìm cây thuốc, chúng tôi hiểu hơn về nghề thuốc nam của người dân nơi đây.

Bản "biệt thự" người Pa Dí

Bản "biệt thự" người Pa Dí

Giữa điệp trùng đá núi ở huyện vùng cao Mường Khương có một thôn người Pa Dí gồm 63 hộ quần cư đoàn kết. Đó chính là thôn Sa Pả (thị trấn Mường Khương) được sáp nhập từ các thôn Sa Pả 9, 10, 11. Từ thôn nghèo heo hút đến nay hàng loạt nhà xây khang trang như biệt thự mọc lên san sát. Điều đặc biệt, thu nhập của các hộ dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Những vấn đề đặt ra trong sửa chữa, vận hành các hồ thủy lợi

Những vấn đề đặt ra trong sửa chữa, vận hành các hồ thủy lợi

Sau mùa mưa lũ năm 2024, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng rất lớn. Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền các địa phương cùng ngành nông nghiệp và môi trường trong công tác sửa chữa, đến nay, hầu hết hồ thủy lợi đã vận hành trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hồ thủy lợi bị hỏng nặng hoặc bồi lắng phải dừng hoạt động để sửa chữa lớn. Cùng với đó, việc kiểm định để xác định mức độ an toàn hồ, đập đang gặp khó khăn do thiếu kinh phí, đặt ra những lo ngại khi mùa mưa lũ cận kề.

Được sự hỗ trợ 60 triệu đồng của Nhà nước và các ngày công của nhân dân trong thôn, anh Hảng A Vảng ở thôn Kháo Chu, xã Bản Công đã xóa được nhà tạm làm được căn nhà mới khá khang trang, sạch đẹp.

Hạnh phúc trong những ngôi nhà mới ở Trạm Tấu

"Xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025. Xuất phát từ thực tiễn, năm 2025 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã tiếp tục rà soát và xây dựng Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hoàn thành hỗ trợ làm mới, sửa chữa 2.208 căn nhà (tổng kinh phí dự kiến trên 120 tỷ đồng). Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện vùng cao Trạm Tấu là điểm sáng trong thực hiện Đề án - địa phương “về đích” sớm chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động và kế hoạch của tỉnh Yên Bái.
Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Những ngày qua, trên công trường xây dựng khu tái định cư tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) vẫn rộn vang tiếng máy. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 ngày đêm miệt mài, khẩn trương hoàn thiện dự án để đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm có nơi ở mới.

Người dân xã Suối Bu, huyện Văn Chấn được hỗ trợ máy nông cụ thực hiện chuyển đổi nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vượt sương mù, bừng sáng vùng cao

Không còn những bản làng chìm trong sương giăng bảng lảng, những nếp nhà co ro nép mình bên sườn đồi, từ đỉnh núi cao quanh năm mây phủ, vươn tới những bản, những xã từng đặc biệt khó khăn, một cuộc hồi sinh mạnh mẽ đang trỗi dậy. Đó không phải cổ tích mà là câu chuyện có thật về sự vươn mình của Yên Bái.
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Yên Bình kiểm tra và tháo dỡ các vó đèn tận diệt từ lợi dụng nuôi cá lồng tại thị trấn Yên Bình.

Cuộc chiến với “hung thần” tận diệt trên hồ Thác

Hồ Thác Bà - “viên ngọc xanh” được mệnh danh "Hạ Long trên núi" đang oằn mình trước sự xâm lấn của những phương thức khai thác thủy sản tận diệt. Ánh đèn cao áp ma quái giăng mắc trong đêm, tiếng máy nổ xé tan sự tĩnh lặng, tiếng kêu cứu thầm lặng của hệ sinh thái đang bị bức tử từng ngày. Một cuộc chiến thầm lặng nhưng quyết liệt đang diễn ra, nhằm xóa sổ vó đèn và kích điện - những “hung thần” đang tàn phá nguồn lợi thủy sản quý giá của hồ.
Người dân lo lắng kho hàng chứa hóa chất sát khu dân cư

Người dân lo lắng kho hàng chứa hóa chất sát khu dân cư

Thời gian vừa qua, người dân ở tổ dân phố số 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai phản ánh việc một kho hàng ở Khu Công nghiệp Đông Phố Mới đang được cải tạo, sửa chữa để chứa hóa chất. Điều người dân băn khoăn là nhà kho này chỉ cách khu dân cư một con đường.

Ngày càng có nhiều ngôi nhà được khởi công, hoàn thành, bàn giao cho người dân đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc cải thiện điều kiện sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách.

Yên Bái: Lo chốn “an cư” để người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, với phương châm “Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”; mặc dù là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, song Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Cán bộ chiến sỹ cảnh sát PCCC & CNCH Công an tỉnh Yên Bái giải cứu nạn nhân bị ảnh hưởng do hoàn lưu cơ bão số 3 năm 2024.

Bản hùng ca "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống"

Hoàn lưu cơn bão số 3 năm 2024 đã qua đi vài tháng. Với hậu quả kinh hoàng, nó vẫn khiến nhiều người Yên Bái ám ảnh. Trong thời điểm tưởng chừng đất trời như vỡ vụn ấy có những câu chuyện của người lính phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), Công an tỉnh Yên Bái giờ mới được tiết lộ làm lay động lòng người, minh chứng sống động cho tinh thần vì bình yên cuộc sống, nguyện suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân.
Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Trồng lê tai nung theo chuỗi giá trị được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Hành trình vươn mình của huyện nghèo

Đã gần 5 năm trôi qua, huyện Mù Cang Chải đang tiến gần hơn với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Đất và người Mù Cang Chải hôm nay đã vươn mình mạnh mẽ, được bạn bè quốc tế và trong nước biết đến bằng sự tươi đẹp, đổi mới và ngày càng tiến bộ, thay vì sự nghèo nàn, lạc hậu của quá khứ.
fb yt zl tw