Vẹn tròn với Đảng, với Nhân dân:

Bài 2 - Già làng Hà Nhì xóa hủ tục

LCĐT - Trên địa bàn tỉnh, chỉ có huyện Bát Xát là có cộng đồng người Hà Nhì sinh sống ở những thôn, bản cao và xa nhất thuộc các xã Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường, A Lù và A Mú Sung. Trước đây, cũng do sống ở nơi xa xôi, cách trở, ít giao tiếp với bên ngoài, nên người Hà Nhì còn nhiều tập tục lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống. Nhận thấy cần phải tháo sợi “dây trói” này cho đồng bào dân tộc mình, 20 năm qua, già làng Lý Giá Xe, Bí thư Chi bộ Lao Chải, xã Trịnh Tường cùng các con đã đi đầu trong việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng gia đình văn hóa để làng xóm làm theo.

>>> Bài 1 - Gia đình truyền thống thủy chung với Đảng

Nghèo mấy cũng phải cho con đi học chữ

Những ngày cuối tháng 9, quang cảnh thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường dường như đã bước vào mùa đông giá rét với sương mù bao phủ khắp nơi. Nằm dưới đỉnh núi Tơ Phồ Xa cao nhất vùng và cũng là thôn cao, xa nhất xã, Lao Chải là nơi đồng bào Hà Nhì sinh sống hàng trăm năm qua. Khi chúng tôi đến thôn thì trời đổ trận mưa to, một người đàn ông luống tuổi dáng thấp, đậm, tóc đã điểm bạc đang cùng đám thanh niên trong thôn tất bật dựng lều bạt che cho đống lúa mới vừa gặt xong chưa kịp tuốt. Đó là già làng Lý Giá Xe, Bí thư Chi bộ thôn Lao Chải. Ở vùng đất này nhắc đến tên ông Lý Giá Xe thì không ai xa lạ. Người ta không chỉ biết ơn ông vì những đóng góp cho bản làng trong suốt gần 20 năm làm Trưởng thôn, làm Bí thư chi bộ, mà còn ở sự giáo dục con cháu học tập, phấn đấu cống hiến cho Đảng, cho Nhân dân.

Già làng Lý Giá Xe cùng các con, cháu trong gia đình.
Già làng Lý Giá Xe cùng các con, cháu trong gia đình.

Đến nay, gia đình ông Lý Giá Xe là gia đình đảng viên người Hà Nhì tiêu biểu nhất xã Trịnh Tường vì có 3 con có trình độ đại học, cao đẳng, trong đó, con trai thứ 2 là Lý Xe Xá học Cao đẳng Thương mại ở Hà Nội, đang là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Trịnh Tường; con trai thứ 3 là Lý Xe Xa, học Đại học Sư phạm Tây Bắc, đang là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Trịnh Tường; con trai út là Lý Xe Mè, học Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đang là Chủ tịch Hội Nông dân xã A Mú Sung. Từ xưa, người Hà Nhì có quan niệm không cần cho con gái đi học chữ, nhưng 3 con gái của ông Xe đều học hết lớp 9 trở lên, trong đó con gái Lý Xe Bớ đã học xong Cao đẳng tiếng Trung Quốc. Điều đặc biệt, gia đình ông Xe có 2 con trai, 1 con dâu là đảng viên và 1 con trai là quần chúng ưu tú đã học xong lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Nhìn ra những tràn ruộng bậc thang ẩn hiện trong mưa mù, ông Xe kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện ngày còn nhỏ ông là một trong rất ít đứa trẻ người Hà Nhì ở Tiểu khu Y Tý được bố mẹ cho đi học chữ. Vượt qua bao khó khăn và định kiến, càng học càng ham mê, ông học hết lớp 3 tại Y Tý rồi khăn gói xuống xã Mường Hum học thêm 4 năm nữa. Trước khi làm Trưởng thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường, ông đã có thời gian làm cán bộ thống kê xã Y Tý. Năm 1996, chàng thanh niên Lý Giá Xe được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng và đến năm 2002 được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Lao Chải. Từ đây, người đảng viên trẻ Hà Nhì càng quyết tâm tìm giải pháp giúp Nhân dân giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh.

Nhớ lại những năm tháng ấy, ông Xe bảo muốn người Hà Nhì thay đổi thì “chìa khóa” quan trọng nhất là cần phải vận động các gia đình cho con đi học chữ và xóa mù chữ cho bà con. Thời điểm năm 1997 khó khăn nhất là thôn Lao Chải chưa có điểm trường, trẻ em không thể đi bộ 20 km xuống xã học tập. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Lý Giá Xe tổ chức họp chi bộ rồi tổ chức họp thôn bàn với các hộ dân cùng nhau san đất làm nền nhà, vào rừng lấy gỗ, tre nứa, mỗi gia đình lại ủng hộ 2 tấm lợp để có lớp học cho trẻ em. Ông cũng lấy ý kiến các hộ dân đưa vào quy ước của thôn nhà nào dù nghèo khó mấy cũng phải cho con đi học đầy đủ. Để người dân học và làm theo, đảng viên Lý Giá Xe gương mẫu cho 7 người con trong gia đình đi học và vận động các thành viên khác trong gia đình, dòng họ đều tham gia lớp xóa mù chữ.

Già làng Lý Giá Xe (phải ảnh) tích cực vận động đồng bào Hà Nhì xóa bỏ hủ tục, phát triển sản xuất, xây dựng nếp sống văn minh.
Già làng Lý Giá Xe (phải ảnh) tích cực vận động đồng bào Hà Nhì xóa bỏ hủ tục, phát triển sản xuất, xây dựng nếp sống văn minh.

Trong bữa cơm gia đình, ông Xe thường dạy các con chỉ có con đường học tập thật tốt và phấn đấu trở thành đảng viên mới là con đường bền vững nhất để có cuộc sống ổn định, cống hiến công sức và trí tuệ xây dựng quê hương. Ông cũng kể lại những năm tháng gian khó khi các con đang học chuyên nghiệp, gia đình phải bán hết trâu, ngựa, thậm chí có lúc phải bán thóc non, thảo quả non, đi vay nóng hàng chục triệu đồng để có tiền đóng góp cho các con ăn học. Đến nay, ông Xe đã có thể tự hào về các con, ông càng phấn khởi hơn vì Lao Chải là thôn xa xôi nhất nhưng đã trở thành thôn tiêu biểu nhất xã Trịnh Tường về việc học sinh đi học đầy đủ, không cháu nào bỏ học giữa chừng. Năm 2020, thôn có 2 cháu là Sò Chuy Bớ và Co Xá Có đỗ vào đại học. Chi bộ Lao Chải từ 3 đảng viên ban đầu nay đã có 10 đảng viên, trong đó có 8 đảng viên là người Hà Nhì. Bản thân ông Xe tính tới năm nay đã gần 20 năm được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ.

Xóa hủ tục, xây dựng nông thôn mới

Cách đây 5 năm chúng tôi đã có dịp đến thôn Lao Chải và ấn tượng để lại nhiều nhất là đoạn đường đất 20 km đi lại quá khó khăn và những ngôi nhà tranh vách đất. Đến thôn Lao Chải hôm nay chúng tôi thấy những đổi thay rõ nét với đường giao thông sạch đẹp, nhà cửa khang trang. Vào thăm hộ dân nào cũng thấy đủ ti vi, xe máy, thóc ngô xếp đầy thang gác ăn cả năm không hết. Già làng Lý Giá Xe bảo không chỉ cuộc sống người Hà Nhì ấm no, đủ đầy hơn mà nhiều hủ tục cũng đã được xóa bỏ để xây dựng nếp sống văn minh. “Trước đây, cứ khi trong thôn có người đau ốm, nhất là trẻ em, thì một số hộ dân đều bảo do ma cà rồng cắn và đổ lỗi cho một gia đình trong thôn là ma cà rồng, thậm chí còn gọi nhau dùng đá ném vỡ mái nhà người kia. Thấy vậy tôi đứng ra giải thích cho bà con hiểu và tự ra lán giữa ruộng ở một mình để chứng minh cho bà con thấy không có ma cà rồng nào đến cắn cả”, ông Xe cho biết.

Cũng theo ông Xe, mấy năm gần đây, người Hà Nhì ở Lao Chải đã bỏ được một số hủ tục trong đời sống, đặc biệt là một số hủ tục tạo thành gánh nặng cho phụ nữ Hà Nhì. Ví dụ như hủ tục bắt phụ nữ sắp sinh phải ra ngoài làng làm lán sinh con, 1 tháng sau mới cho phép đưa con về nhà; hủ tục con dâu Hà Nhì không được ngồi ghế ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng mà phải ngồi xổm hoặc ăn cơm đứng… “Gia đình tôi có 4 con dâu, nhưng tôi cho phép con dâu ngồi ghế ăn cơm cùng mâm với người trên. Tôi cũng cho phép con dâu đi xe máy chở mình đi chợ Trịnh Tường để mọi người trong thôn nhìn thấy. Từ đó, chứng minh cho mọi người quan niệm cũ đã không còn phù hợp cần phải thay đổi để cuộc sống văn minh, tiến bộ hơn”, ông Xe tươi cười.

Đảng viên Lý Xe Xa, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Trịnh Tường vận động các hộ dân xây nhà vệ sinh kiên cố.
Đảng viên Lý Xe Xa, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Trịnh Tường vận động các hộ dân xây nhà vệ sinh kiên cố.

Trong xây dựng nông thôn mới ở vùng cao huyện Bát Xát, gia đình đảng viên Lý Giá Xe có nhiều đóng góp bằng những việc làm thiết thực. Năm 2018, khi triển khai xây dựng nông thôn mới, Nhà nước hỗ trợ bà con thôn Lao Chải 70 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa, nhưng số tiền đó không đủ. Bí thư Chi bộ Lý Giá Xe đứng ra vận động 62 hộ dân trong thôn mỗi hộ đóng góp thêm 1 triệu đồng để xây nhà văn hóa và 250 nghìn đồng để làm nhà vệ sinh khang trang. Đây được coi như một “kỳ tích” ở thôn nghèo trên núi Tơ Phồ Xa mà các thôn, bản khác luôn học hỏi, làm theo.

Năm 2021, xã Trịnh Tường phấn đấu về đích nông thôn mới, trong đó tiêu chí vệ sinh môi trường gặp không ít khó khăn. Anh Lý Xe Xa, con trai út của ông Xe là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Trịnh Tường đã có sáng kiến vận động các doanh nghiệp đồng ý cho người dân mua chịu vật liệu xây dựng và Đoàn Thanh niên chung tay góp công sức, vận động các hộ dân xây nhà vệ sinh. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, 100% hộ dân thôn Lao Chải, Tả Cồ Thàng đã xây được nhà vệ sinh kiên cố. Còn anh Lý Xe Mè, con út của ông Xe, Chủ tịch Hội Nông dân xã A Mú Sung cũng có nhiều sáng tạo trong vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây mới vào sản xuất, giúp xã A Mú Sung đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020.

Lúc chia tay chúng tôi, già làng Lý Giá Xe khoe bức ảnh năm 2017 ông là một trong số ít già làng, người có uy tín được tỉnh chọn đi dự hội nghị ở thủ đô Hà Nội và gặp Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. Già làng Lý Giá Xe bảo tuy tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe ông còn muốn cống hiến cho thôn bản và luôn động viên các con, cháu phải phát huy truyền thống gia đình “trung với Đảng, hiếu với Dân”, gương mẫu đi đầu trong mọi việc, nỗ lực học tập xây dựng quê hương.

Bài 3 : Gia đình người Dao “gieo đổi thay” ở Trà Trẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về quản lý hoạt động khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về quản lý hoạt động khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu

Sáng 12/3, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh.

 Đổi mới phương thức lãnh đạo, coi trọng sáng tạo, hiệu quả

Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bắc Hà (12/3/1950 - 12/3/2024): Đổi mới phương thức lãnh đạo, coi trọng sáng tạo, hiệu quả

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Hà lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 chỉ rõ mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ mới: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên, then chốt”. Thời gian qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tăng cường đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, gắn với các nội dung học Bác về “7 dám”.

 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Si Ma Cai (12/3/1950 - 12/3/2024): Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Ngày 17/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Ngày 12/4/2023, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chương trình hành động số 208 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 28, nội dung này được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Si Ma Cai rất quan tâm thực hiện và đã tạo sự chuyển biến rõ nét.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác lao động, thương binh và xã hội

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác lao động, thương binh và xã hội

Chiều 8/3, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về kết quả công tác lao động, thương binh và xã hội.

Kinh nghiệm từ vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng

Đảng bộ huyện Mường Khương: Kinh nghiệm từ vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng

Xuất phát điểm thuộc nhóm huyện nghèo nhất cả nước, sau hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, huyện Mường Khương đã đạt nhiều thắng lợi mới, khởi sắc toàn diện nhờ sự đoàn kết, thống nhất, tinh thần dân chủ, sáng tạo, phương thức lãnh đạo được quan tâm đổi mới, trong đó coi trọng nâng cao chất lượng, phát huy năng lực, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ).

Thành phố Lào Cai là địa phương đầu tiên hoàn thành việc thành lập chi bộ quân sự cấp xã

Thành phố Lào Cai là địa phương đầu tiên hoàn thành việc thành lập chi bộ quân sự cấp xã

Tính đến ngày 28/2, 17/17 đảng bộ xã, phường ở thành phố Lào Cai đã tổ chức xong lễ công bố thành lập và ra mắt chi bộ quân sự với tổng số 210 đảng viên. Thành phố Lào Cai là địa phương đầu tiên trong tỉnh hoàn thành việc thành lập chi bộ quân sự cấp xã theo tinh thần Chỉ thị 16 của Ban Bí thư.

Phát huy vai trò của cấp ủy ở chi bộ vùng cao

Phát huy vai trò của cấp ủy ở chi bộ vùng cao

Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy phát huy được vai trò thì việc đề ra và triển khai phương hướng, nhiệm vụ sẽ thuận lợi. Tại những chi bộ chưa có cấp ủy, đặc biệt là các chi bộ vùng cao thì gánh nặng này dồn hết lên vai người đứng đầu, khó khăn ấy ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.

Lào Cai lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo và “7 dám”

Lào Cai lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo và “7 dám”

Chuyên đề của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong truyền đạt tại hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức của Tỉnh ủy tổ chức tháng 6/2023 đã trở thành lời hiệu triệu, tạo sự khích lệ, nguồn sức mạnh, động lực tích cực lan tỏa tới các cấp, ngành, từng cán bộ, đảng viên trên địa bàn.

Nội dung 7 dám vừa cấp bách, vừa lâu dài

Nội dung 7 dám vừa cấp bách, vừa lâu dài

Sáng 28/2, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị toàn tỉnh về học tập, nghiên cứu chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; dám hành động vì lợi ích chung”.

fb yt zl tw