Về miền ấm no

LCĐT - Vĩ Kẽm vốn là vùng núi đồi hoang vu. Tuy nhiên, nhờ sự cần mẫn ươm trồng của các hộ dân người Dao tuyển, nơi đây đã có nhiều đổi thay, không chỉ mang lại thu nhập ổn định, mà còn dần thay đổi tư duy phát triển kinh tế cho người dân.

“Dù còn nhiều gian khó, nhưng chính nhờ sự chịu thương, chịu khó, không ngại đổi thay trong phát triển kinh tế của bà con nên cuộc sống ở Vĩ Kẽm thay đổi từng ngày…”, đứng trên đỉnh núi cao, anh Lý Văn Nện, Trưởng thôn Vĩ Kẽm, xã Cốc Mỳ (Bát Xát) chỉ ra vùng núi rừng xanh thẫm, hồ hởi.

Dựng xây quê hương mới

Theo tiếng địa phương, Vĩ Kẽm có nghĩa là vùng đất có mỏ đồng. Trước đây, Vĩ Kẽm là vùng đất núi đồi hoang vu. Năm 1979, những hộ người Dao tuyển đầu tiên từ trung tâm xã Cốc Mỳ về đây lập nghiệp. Nhiều người khi ấy khuyên nên sang các xã khác, huyện khác tìm nơi bằng phẳng để định cư, nhưng phần lớn các hộ vẫn muốn gắn bó với mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn” Cốc Mỳ, nên quyết định khai hoang, lập làng dù đất đai có cằn khô, đường sá có gập ghềnh, không thuận tiện. Cứ kiên định vậy, nên từ hơn chục nóc nhà thuở ban sơ, giờ Vĩ Kẽm đã là nơi quần cư của 66 hộ người Dao tuyển với 297 nhân khẩu. Hơn 40 năm qua, người Vĩ Kẽm lớp cha trước, lớp con sau cứ cần mẫn ươm trồng, để rồi từ cuộc sống khốn khó ban đầu với bắp ngô, củ sắn, Vĩ Kẽm giờ đã nhiều đổi thay với sự hiện hữu của những cây trồng mới như chuối, quế, không chỉ mang lại kinh tế ổn định, mà còn dần thay đổi tư duy phát triển kinh tế cho người dân.

Về miền ấm no ảnh 1

Cùng trưởng thôn đi thăm đồng đất Vĩ Kẽm, từ những trùng điệp núi đồi vang tiếng nói cười rôm rả, tiếng dao phát cỏ, tiếng cuốc làm đất ràn rạt gần, xa. Nhớ khi nãy đi dọc tuyến đường vào thôn, 2 bên là những ngôi nhà xây san sát, cửa đóng im lìm, anh Nện bảo: Bà con đi làm hết rồi nhà báo ạ. Giờ đi dọc thôn cũng khó tìm thấy có người ở nhà, trừ các cụ già sức yếu, không thể lên nương.

Tôi thầm nghĩ, đúng là “đất Vĩ Kẽm cả làng chăm chỉ”.

Miền ấm no

Ông Trần Văn Đằng, Bí thư Đảng ủy xã Cốc Mỳ cho biết: Vĩ Kẽm là điển hình của xã về xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu là nâng cao tiêu chí thu nhập cho các hộ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, nhiều hộ đã xây nhà khang trang, mua sắm các trang - thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cuộc sống. Chúng tôi luôn lấy Vĩ Kẽm là điển hình để nhân rộng ra các thôn khác của xã, cùng thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Một trong những minh chứng sinh động cho việc thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân Vĩ Kẽm là việc chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng chuối cấy mô. Cách đây gần chục năm, thực hiện mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10 hộ của thôn đã trồng thử nghiệm cây chuối cấy mô trong vườn nhà. Chuối bén duyên đất, duyên người nên sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu nhập cao. Sau thành công của những hộ đầu tiên, các hộ trong thôn đẩy mạnh trồng loại cây mới. Vĩ Kẽm “nổi danh” khắp vùng, tiếng lành đồn xa, người dân nhiều thôn, xã lân cận đến học hỏi kinh nghiệm trồng chuối, phát triển kinh tế hộ ở “mảnh đất ấm no”.

Về miền ấm no ảnh 2
Trưởng thôn Lý Văn Nện là một trong những người tiên phong trong phát triển kinh tế tại thôn Vĩ Kẽm.

"5 - 6 năm nay, đất Vĩ Kẽm khá lên là nhờ trồng chuối. Những năm “hoàng kim”, tất cả các ngọn đồi, đỉnh núi của thôn đều phủ xanh màu của cây chuối. Người dân còn tận dụng cả những khu vườn cạnh nhà để mở rộng diện tích, cả thôn khi ấy có gần 100 ha chuối. Nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng loại cây này", Trưởng thôn Lý Văn Nện vui vẻ chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng trồng chuối khác trong tỉnh, những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra khó khăn nên bà con không mở rộng diện tích trồng mà thu hẹp và chuyển dần sang những loại cây khác. Một trong những cây trồng chuyển đổi đang đem lại hy vọng cho bà con là cây quế.

Về miền ấm no ảnh 3

Năm 2015, những cây quế đầu tiên được trồng thí điểm tại thôn theo Dự án trồng rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện hỗ trợ. Ngày ấy, đang thời “hoàng kim” của cây chuối, những khu đất đẹp đều được dành cho loại cây này, nên quế chỉ trồng ở những khu đất dốc, nơi không thể canh tác chuối. Sau gần chục năm bén duyên, những diện tích quế đầu tiên đã cho thu hoạch, mang lại nguồn thu bước đầu cho bà con.

Tính đến nay, 100% hộ trong thôn trồng quế. Bà con ưu tiên loại cây quý trồng trong vườn nhà, trên những vạt đồi màu mỡ. Bình quân mỗi hộ trồng khoảng 1 ha quế, Những hộ trồng nhiều, như gia đình ông Lý Văn Khoái 6 ha, ông Đặng Thanh Toàn 5 ha, ông Lý Văn Nện 4 ha… Tổng diện tích quế toàn thôn là hơn 60 ha. Hiện cả thôn còn hơn 30 ha trồng chuối, nhưng dự tính những diện tích này sẽ được chuyển đổi sang quế và các cây lâm nghiệp khác.

Về miền ấm no ảnh 4
Màu xanh no ấm ở Vĩ Kẽm.

Cũng nhờ năng động trong phát triển kinh tế, chủ động vượt qua khó khăn nên phần lớn các hộ trong thôn người Dao tuyển ở Vĩ Kẽm có kinh tế khá. Đây cũng là thôn đầu tiên của xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016. Cuộc sống ở mảnh đất khó đang đổi thay từng ngày, đem đến những hy vọng về cuộc sống mới trên miền đất ấm no.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Việc tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Sau nhiều năm khảo nghiệm, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã gieo ươm thành công giống vân sam Fansipan - loài cây có tên trong Sách đỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu mở ra tín hiệu vui để nhân rộng loài cây này, gìn giữ cho muôn đời sau.

Bến Chuân không còn “gian truân”

Bến Chuân không còn “gian truân”

Báo Lào Cai - Từ trong xanh thẳm, cầu Bến Chuân như sợi chỉ trắng nối liền hai bờ sông Chảy. Bến đò Chuân giờ nhộn nhịp xe cộ, hàng hóa tấp nập ngược xuôi, sự trù phú, sinh sôi hiển hiện trên mảnh đất mom sông.

Đích đến của hạnh phúc

Đích đến của hạnh phúc

Hạnh Phúc là tên gọi thân thuộc và nằm lòng đối với nhiều người dân ở xã Bản Sen (huyện Mường Khương). Tháng năm đi qua và dù có tiếc nuối với “mỹ danh” mà trước năm 1959 còn sử dụng nhưng người dân nơi đây vẫn miệt mài lao động, sản xuất, cống hiến xây dựng quê hương, để đi đến đích, đó là mọi người, mọi nhà hạnh phúc.

Bài 2: Cần giải pháp quản lý chặt chẽ công tác đào tạo lái xe

Bài 2: Cần giải pháp quản lý chặt chẽ công tác đào tạo lái xe

LCĐT - Lỗ hổng và tồn tại trong việc đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đã rõ. Tuy nhiên, ngoài việc rút kinh nghiệm và có những hình thức xử lý sai phạm của tổ chức, cá nhân, thì cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc đào tạo, sát hạch lái xe trong thời gian tới.
Bài 1: “Giả mù chữ” để thi giấy phép lái xe thật

Bài 1: “Giả mù chữ” để thi giấy phép lái xe thật

LCĐT - Thời gian qua, lợi dụng những chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô, một số người dân đã tự nhận mình là mù chữ để đi xin xác nhận không biết chữ nhằm hưởng ưu tiên trong phần thi lý thuyết, gây mất an ninh, trật tự và bức xúc trong dư luận.
Mưu sinh trên “tam giác” sông Chảy

Mưu sinh trên “tam giác” sông Chảy

LCĐT - Ở khu vực “tam giác” này, trước kia vốn là mảnh ruộng, vạt nương, nhưng từ khi thủy điện Cốc Ly (Bắc Hà) làm đập ngăn dòng, nước dâng tạo thành vùng lòng hồ mênh mông, đầy ắp cá tôm.
"Gieo” màu xanh trên vùng đất khó

"Gieo” màu xanh trên vùng đất khó

LCĐT - Những người trẻ vùng cao ngày càng năng động, sáng tạo, họ không ngại thất bại, sẵn sàng thử sức với loại cây, con mới. Cũng từ sự sáng tạo ấy mà ở những vùng đất khó khăn, thậm chí ở vùng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt vẫn xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không còn là thoát nghèo, họ hoàn toàn có thể làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Niềm vui mới ở Kin Chu Phìn

Niềm vui mới ở Kin Chu Phìn

LCĐT - Kin Chu Phìn, vùng đất xa xôi nhất xã Nậm Pung (huyện Bát Xát), trước đây được ví như “ốc đảo” giữa núi rừng. Mỗi lần đến nơi này, chúng tôi lại thêm một lần bất ngờ về sự đổi thay của đời sống đồng bào Hà Nhì, Dao nơi đây.
Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

LCĐT - Ở vùng đất du lịch Sa Pa, “tấc đất, tấc vàng”. Trong khi nhiều công trình, dự án bị đình trệ bởi khó khăn trong giải phóng mặt bằng thì ở phường Hàm Rồng, người dân 3 tổ dân phố sẵn sàng hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường giao thông.
Ghé Hoàng Hạ thăm vùng đất mơ

Ghé Hoàng Hạ thăm vùng đất mơ

LCĐT - Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Hoàng Hạ còn khiến người phương xa ấn tượng và yêu ngay từ tên gọi đầy thơ mộng.

fb yt zl tw