Nhếch nhác chợ Nghĩa Đô

LCĐT - Chợ Nghĩa Đô được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2000, phục vụ việc trao đổi hàng hóa của 1.136 hộ trên địa bàn xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) và các xã lân cận, góp phần phát triển kinh kế, du lịch, dịch vụ của địa phương.

Một góc mặt ngoài chợ Nghĩa Đô.
Một góc mặt ngoài chợ Nghĩa Đô.

Hiện nay, các hạng mục nhà chợ chính và ki ốt vẫn hoạt động bình thường, nhưng hệ thống cống, rãnh quanh chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều tấm đan bị hỏng, sập. Do chợ chỉ được thiết kế có cống, rãnh thoát nước xung quanh mà không có đường dẫn nước thoát ra suối, vỉa hè không được lát, không có tường rào, cộng thêm hệ thống cống, rãnh bị tắc nên mỗi khi trời đổ mưa là nước lại ngập lênh láng cả khu, kèm theo đó là đủ loại rác thải. Khi trời nắng, mùi xú uế bốc lên gây ô nhiễm và mất mỹ quan của chợ phiên.

Hệ thống cống, rãnh thoát nước quanh chợ Nghĩa Đô bị hư hỏng nặng.
Hệ thống cống, rãnh thoát nước quanh chợ Nghĩa Đô bị hư hỏng nặng.

Chính quyền xã Nghĩa Đô và thôn Nà Đình vẫn thường xuyên huy động nhân lực, đặc biệt là lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia tu sửa, dọn rác, nước bẩn ứ đọng nhưng không xuể. Một số hộ sống quanh chợ phải dùng đủ thứ vật liệu như bao tải, tấm tôn, ván gỗ... để che, đậy rãnh nhằm hạn chế mùi hôi bốc lên, khiến quang cảnh càng thêm nhếch nhác. Bà Nguyễn Thị Thái, một hộ kinh doanh tạp hóa cạnh chợ cho hay: Nhiều khách du lịch vào chợ ngắm nghía nhưng chỉ chốc lát là bịt mũi quay ra, nhưng so với người dân chúng tôi thì chưa thấm tháp gì khi hằng ngày phải sống chung với ô nhiễm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều năm tại chợ Nghĩ Đô do nước thải và rác thải bủa vây.
Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều năm tại chợ Nghĩ Đô do nước thải và rác thải bủa vây.

Chợ Nghĩa Đô được xem là “điểm nhấn” du lịch của xã Nghĩa Đô, nhưng việc giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây đã vượt quá khả năng của địa phương. Ông Nguyễn Công Hữu, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Đô cho biết: Xã và bà con mong muốn cấp có thẩm quyền sớm xem xét sửa chữa hệ thống cống, rãnh thoát nước, lát vỉa hè, xây tường rào, bãi để xe của chợ để chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn xã.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw