![]() |
LCĐT - Đã hơn chục năm nay kể từ khi biết vùng đất mình đang sinh sống thuộc địa giới hành chính của huyện Bảo Thắng, 89 hộ ở thôn Sà San, xã La Pan Tẩn (huyện Mường Khương) đau đáu nêu nguyện vọng với các cấp có thẩm quyền chuyển về địa giới của huyện Mường Khương để người dân ổn định cuộc sống.
“Xây nhà trên đất người ta”
![]() |
Phần diện tích người dân Sà San, La Pan Tẩn (Mường Khương) sinh sống và sản xuất đang thuộc địa giới hành chính của huyện Bảo Thắng. |
![]() |
Ông Sùng Phừ năm nay 55 tuổi, sinh ra và lớn lên ở thôn Ma Cai Thàng, xã La Pan Tẩn, kể: Năm 1982, cùng với 5 hộ khác, ông chuyển đến khu vực gần nương, ruộng của gia đình để dựng nhà ở riêng. Từ 6 hộ ban đầu, số hộ sau này tăng theo cấp số nhân, nhanh chóng đạt hơn 40 hộ và được tách ra từ thôn Ma Cai Thàng thành một tên mới là Sà San 2. Phía bên kia của sườn núi này còn một nhóm dân với hơn 40 hộ nữa được lập thành thôn Sà San 1. Sau này, 2 thôn sáp nhập và lấy tên là Sà San, người dân yên chí sinh sống, sản xuất.
Tương tự ông Sùng Phừ, anh Vàng Trung Tính (sinh năm 1985) là một trong những công dân “thế hệ đầu tiên” được sinh ra trên mảnh đất Sà San. Từ lúc sinh ra đến giờ, anh Tính vẫn chỉ mặc định một điều mình là người xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương. Nhưng cách đây vài năm, khi làm thủ tục liên quan đến đất đai, anh được biết toàn bộ đất ở cũng như đất sản xuất của gia đình thuộc địa phận thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng). Bởi vậy, khi đến xã La Pan Tẩn làm thủ tục về đất đai, anh được hướng dẫn đến thị trấn Nông trường Phong Hải. Thế nhưng khi đến thị trấn Nông trường Phong Hải trình bày nguyện vọng, anh lại được giải thích là công dân của La Pan Tẩn thì những thủ tục này phải thực hiện tại La Pan Tẩn. Vậy là anh Tính cũng như nhiều hộ của Sà San không thể hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất.
![]() |
Dễ tính” hơn một chút, anh Thào Chứ nêu quan điểm: Địa giới hành chính khu vực này được xác định thuộc thị trấn Nông trường Phong Hải cũng được, thuộc La Pan Tẩn cũng được, nhưng chúng tôi muốn được đồng nhất về hộ khẩu thường trú và địa giới mình đang sinh sống. Chúng tôi không muốn mình là người Mường Khương nhưng lại sống, xây nhà, sản xuất trên đất của Bảo Thắng mãi như vậy. Tôi mong cơ quan chuyên môn xác định lại địa giới nơi tôi đang sinh sống về Mường Khương hoặc có thể chuyển khẩu toàn bộ người dân trở thành công dân Bảo Thắng.
Theo anh Chứ, thực trạng “dân ông, đất tôi” đã diễn ra nhiều năm nay khiến người dân Sà San giờ đây không biết rốt cuộc mình là người Mường Khương hay Bảo Thắng.
Việc không đồng nhất về nơi thường trú và địa giới hành chính khiến nhiều người dân Sà San “đứng ngồi không yên”. Theo tìm hiểu của phóng viên, đời sống của người dân Sà San chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sản xuất ngô, lúa, người dân nơi đây mong muốn trồng chè, trồng rừng nhưng vẫn băn khoăn khi không có giấy tờ liên quan đến đất đai, lo lắng việc đầu tư sau này gặp rắc rối khi làm thủ tục nghiệm thu, thu hoạch. Bởi vậy, dù có ý tưởng trồng chè, trồng rừng phát triển kinh tế hàng hóa nhưng nhiều hộ nơi đây vẫn e ngại triển khai.
![]() |
Người dân Sà San mong muốn được đồng nhất giữa hộ khẩu thường trú và địa giới hành chính. |
Lắng nghe nguyện vọng của dân
Trao đổi với phóng viên, ông Cư Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã La Pan Tẩn cho biết: Việc xác định lại địa giới hành chính khu vực thôn Sà San nay đang thuộc địa phận thị trấn Nông trường Phong Hải và một phần nhỏ diện tích thuộc xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) về xã La Pan Tẩn (huyện Mường Khương) đã được người dân kiến nghị trong nhiều năm nay nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về phía chính quyền địa phương, dù địa giới hành chính thôn Sà San (gồm Sà San 1 và Sà San 2) hiện nay thuộc thị trấn Nông trường Phong Hải và Bản Cầm nhưng chúng tôi xác định toàn bộ người dân trong thôn là công dân của La Pan Tẩn, nên vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, phát triển sản xuất, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo...
Học sinh thôn Sà San, xã La Pan Tẩn được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục dành cho xã đặc biệt khó khăn. |
Cụ thể, những năm qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng hệ thống giao thông được mở mới, nâng cấp kết nối Sà San với những khu vực khác. Các trường mầm non, tiểu học hoặc hệ thống điện, nước tại Sà San cũng từng bước được đầu tư để người dân yên tâm ổn định cuộc sống. “Chúng tôi cũng đã nhiều lần làm việc với các cấp có thẩm quyền và cơ quan chuyên môn, kiến nghị sớm xác định lại địa giới hành chính khu vực sinh sống, sản xuất của người dân Sà San về lại xã La Pan Tẩn”, ông Phúc nói thêm.
![]() |
Hệ thống đường giao thông kết nối Sà San và các địa phương lân cận đang được đầu tư. |
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Khương, khu vực thôn Sà San, xã La Pan Tẩn có tổng diện tích hơn 1.000 ha (được tính vào diện tích xâm canh, xâm cư) hiện nay đang thuộc địa giới hành chính của thị trấn Nông trường Phong Hải và một phần nhỏ thuộc xã Bản Cầm. Địa giới này được xác định bởi bản đồ 364 được lập trên cơ sở Chỉ thị 364 ngày 6/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Thời điểm những năm 90, việc đo đạc, lập bản đồ thực hiện thủ công nên có những sai số kỹ thuật, dẫn tới khu vực này được xác định thuộc địa phận huyện Bảo Thắng.
![]() |