Mùa “chia” nước

Mùa “chia” nước ảnh 1

Mới sáng sớm, chị Phàn Thị Hường ở thôn Nhuần 2 đã có mặt trên cánh đồng, đi ngược theo mương dẫn nước, dỡ những bao đất chặn ngang lòng mương để “thả” nước về cuối tuyến. Công việc đã trở nên quen thuộc đối với chị từ khi bắt đầu vào vụ cấy lúa xuân. Chị Hường thở dài: Những hộ ở phía đầu nguồn chặn hết dòng chảy để lấy nước vào ruộng của họ, thành ra các hộ có ruộng ở cuối tuyến như nhà tôi không đủ nước cấy lúa. Do vậy, tôi phải tranh thủ dậy sớm, đi “thả” nước về ruộng nhưng vẫn không kịp, bởi nhiều hộ còn dậy sớm hơn…

Mặt trời đã lên tới đỉnh đầu nhưng chị Hường vẫn “lang thang” trên cánh đồng, bởi chị chưa thể lấy nước về ruộng nhà mình. Chỉ tay về mảnh ruộng trước mặt đã khô vì thiếu nước, chị Hường cho hay: Chủ mảnh ruộng này đi suốt từ sáng đến giờ mà không lấy được nước vào ruộng nên bỏ về rồi!

Không để mất hòa khí với những người cùng thôn, chị đành quay về, đợi đầu giờ chiều, hy vọng các ruộng phía trên “no” nước thì họ sẽ “thả”, rồi sẽ lấy về ruộng nhà mình.

Mùa “chia” nước ảnh 2
Nhiều diện tích lúa đã cấy bị thiếu nước.

Cách ruộng nhà chị Hường không xa, bà Nguyễn Thị Nhó ở thôn Nhuần 3 cũng đang đi dọc theo tuyến mương với ánh mắt bất lực. Suốt từ sáng tới giữa trưa, đi cả cây số dọc bờ mương, phát hiện nhiều chỗ người ta chặn dòng, lấy nước vào ruộng, mỗi lần định “thông dòng” thì lại có người ra ngăn cản, đều với lý do ruộng chưa đủ nước. Bà Nhó ngao ngán: Cứ tình trạng này thì đến chiều cũng chẳng lấy được nước. Có lẽ, đến nửa đêm, chắc không có người ngăn cản, tôi sẽ bảo con trai đi lấy nước về ruộng.

Trước khi về nhà, bà Nhó không quên bộc bạch: Vụ xuân nào cũng vậy, chuyện cãi nhau, thậm chí xúc phạm nhau vì nước cho gieo cấy lúa đều diễn ra, nhà nào cũng muốn ruộng của mình đầy nước, dẫn đến những ruộng ở cuối nguồn “khát” nước. Nếu “chia” nước không khéo dễ mất tình làng, nghĩa xóm.

"Vụ xuân năm nay, mạ bị già do không có đủ nước để cấy. Cũng may, nhà nọ nhìn nhà kia, san sẻ với nhau nên đến giờ này nhà tôi cũng cấy xong lúa xuân và cũng không xảy ra to tiếng. Những năm trước, không ra đồng thì thôi, hễ có mặt là thấy cãi nhau cũng chỉ vì mỗi chuyện “chia” nước", bà Lương Thị Tuất chia sẻ.

Không chỉ thôn Nhuần 2, Nhuần 3, mà khi đến thôn Hải Sơn 1, câu chuyện về nước cho cấy lúa xuân cũng “nóng”. Bà Lương Thị Tuất nói: Vụ xuân năm nay, mạ bị già do không có đủ nước để cấy. Cũng may, nhà nọ nhìn nhà kia, san sẻ với nhau nên đến giờ này nhà tôi cũng cấy xong lúa xuân và cũng không xảy ra to tiếng. Những năm trước, không ra đồng thì thôi, hễ có mặt là thấy cãi nhau cũng chỉ vì mỗi chuyện “chia” nước.

Câu chuyện của bà Tuất với chúng tôi bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của bà Trần Thị Âu, Tổ trưởng Tổ thủy nông thôn Hải Sơn 1. Không đợi chúng tôi hỏi, bà Âu “trút” một tràng với sự bức xúc: Cánh đồng thôn Hải Sơn ở khu vực cuối nguồn của tuyến mương thủy lợi nên rất nhiều khó khăn để lấy nước gieo cấy, thậm chí có thời điểm, 3 ngày liền nhau không lấy được nước. Cách đây mấy tuần, tôi phải lên UBND xã đề nghị chỉ đạo các hộ trên đầu nguồn “thả” nước để các hộ cuối nguồn có nước gieo cấy lúa.

Mùa “chia” nước ảnh 3
Chuyện "chia" nước đêm ở Phú Nhuận không phải là hiếm.

“Làm Tổ trưởng Tổ thủy nông của thôn nên cứ không có nước là mọi người lại gọi tôi. Trong thời gian cao điểm gieo cấy lúa xuân, ngày nào tôi cũng đi dọc hết tuyến mương, từ sáng đến tối, vớt rác, khơi thông dòng chảy, vận động các hộ san sẻ nước cho nhau. Thế nhưng, có những người đã không chia sẻ lại còn nặng lời và đổ lỗi cho tôi”, bà Âu bộc bạch.

“Làm Tổ trưởng Tổ thủy nông của thôn nên cứ không có nước là mọi người lại gọi tôi. Trong thời gian cao điểm gieo cấy lúa xuân, ngày nào tôi cũng đi dọc hết tuyến mương, từ sáng đến tối, vớt rác, khơi thông dòng chảy, vận động các hộ san sẻ nước cho nhau. Thế nhưng, có những người đã không chia sẻ lại còn nặng lời và đổ lỗi cho tôi”, bà Âu bộc bạch.

Quả thực, tình trạng thiếu nước sản xuất vụ xuân ở Phú Nhuận năm nào cũng xảy ra. Tuy nhiên, khi chính quyền xã, trưởng thôn, tổ trưởng các tổ thủy nông trựctiếp tham “chia” nước đã hạn chế xảy ra tranh chấp. Ông Hoàng Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận cho biết: Năm nay, do thời tiết khô hạn, mực nước trong các hồ chứa trên địa bàn xuống thấp, trong khi nhu cầu nước cho sản xuất vụ xuân tăng. Trong tổng số 251 ha lúa xuân, có tới 60 ha có nguy cơ thiếu nước, tập trung ở các thôn cuối nguồn như Khe Bá, Làng Đền, Hải Sơn 1, Hải Sơn 2. Để đảm bảo nước cho sản xuất, chúng tôi đã chỉ đạo các thôn ở đầu nguồn như Nhuần 2, Nhuần 3, Nhuần 4, Nhuần 6, Tân Lập, Phú Hải 1, Phú Hải 2, Phú Hải 3 tổ chức cấy trước, lấy đủ nước cho các ruộng, sau đó đóng tất cả các cửa phai để dồn nước cho cuối nguồn. Đối với những chân ruộng cao, chúng tôi vận động người dân chuyển đổi sang cây trồng chịu hạn, không để “trắng” diện tích.

Mùa “chia” nước ảnh 4
Nhiều diện tích đã được "chia" nước để kịp cấy lúa xuân.

So với một số năm trước, vụ xuân năm nay, việc “chia” nước đỡ vất vả hơn. Những năm trước, khi trời bắt đầu tối, lãnh đạo xã cùng các ban, ngành và thành viên các tổ thủy nông đi dọc các “giao thủy” để “chia” nước, thậm chí còn phải phân công nhau “canh gác” các “giao thủy” quan trọng, vì nhà nào cũng muốn đưa nước về ao, ruộng nhà mình.

Việc “chia” nước cũng là một nghệ thuật, phải có tâm, không được thiên vị bất cứ thôn nào, hộ nào, các gia đình đều làm nông nghiệp, cuộc sống trông chờ vào vài sào ruộng, nếu để nhà có, nhà không thì thực sự có lỗi. Có lẽ, “chia” nước sản xuất vụ xuân đã trở thành “đặc sản” của Phú Nhuận cũng vì thế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Việc tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Hành trình bảo tồn giống vân sam Fansipan

Sau nhiều năm khảo nghiệm, nghiên cứu, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã gieo ươm thành công giống vân sam Fansipan - loài cây có tên trong Sách đỏ thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu mở ra tín hiệu vui để nhân rộng loài cây này, gìn giữ cho muôn đời sau.

Bến Chuân không còn “gian truân”

Bến Chuân không còn “gian truân”

Báo Lào Cai - Từ trong xanh thẳm, cầu Bến Chuân như sợi chỉ trắng nối liền hai bờ sông Chảy. Bến đò Chuân giờ nhộn nhịp xe cộ, hàng hóa tấp nập ngược xuôi, sự trù phú, sinh sôi hiển hiện trên mảnh đất mom sông.

Đích đến của hạnh phúc

Đích đến của hạnh phúc

Hạnh Phúc là tên gọi thân thuộc và nằm lòng đối với nhiều người dân ở xã Bản Sen (huyện Mường Khương). Tháng năm đi qua và dù có tiếc nuối với “mỹ danh” mà trước năm 1959 còn sử dụng nhưng người dân nơi đây vẫn miệt mài lao động, sản xuất, cống hiến xây dựng quê hương, để đi đến đích, đó là mọi người, mọi nhà hạnh phúc.

Bài 2: Cần giải pháp quản lý chặt chẽ công tác đào tạo lái xe

Bài 2: Cần giải pháp quản lý chặt chẽ công tác đào tạo lái xe

LCĐT - Lỗ hổng và tồn tại trong việc đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đã rõ. Tuy nhiên, ngoài việc rút kinh nghiệm và có những hình thức xử lý sai phạm của tổ chức, cá nhân, thì cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc đào tạo, sát hạch lái xe trong thời gian tới.
Bài 1: “Giả mù chữ” để thi giấy phép lái xe thật

Bài 1: “Giả mù chữ” để thi giấy phép lái xe thật

LCĐT - Thời gian qua, lợi dụng những chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô, một số người dân đã tự nhận mình là mù chữ để đi xin xác nhận không biết chữ nhằm hưởng ưu tiên trong phần thi lý thuyết, gây mất an ninh, trật tự và bức xúc trong dư luận.
Mưu sinh trên “tam giác” sông Chảy

Mưu sinh trên “tam giác” sông Chảy

LCĐT - Ở khu vực “tam giác” này, trước kia vốn là mảnh ruộng, vạt nương, nhưng từ khi thủy điện Cốc Ly (Bắc Hà) làm đập ngăn dòng, nước dâng tạo thành vùng lòng hồ mênh mông, đầy ắp cá tôm.
"Gieo” màu xanh trên vùng đất khó

"Gieo” màu xanh trên vùng đất khó

LCĐT - Những người trẻ vùng cao ngày càng năng động, sáng tạo, họ không ngại thất bại, sẵn sàng thử sức với loại cây, con mới. Cũng từ sự sáng tạo ấy mà ở những vùng đất khó khăn, thậm chí ở vùng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt vẫn xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không còn là thoát nghèo, họ hoàn toàn có thể làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.
Niềm vui mới ở Kin Chu Phìn

Niềm vui mới ở Kin Chu Phìn

LCĐT - Kin Chu Phìn, vùng đất xa xôi nhất xã Nậm Pung (huyện Bát Xát), trước đây được ví như “ốc đảo” giữa núi rừng. Mỗi lần đến nơi này, chúng tôi lại thêm một lần bất ngờ về sự đổi thay của đời sống đồng bào Hà Nhì, Dao nơi đây.
Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

Bài 2: Hiến đất ở nơi “tấc đất, tấc vàng”

LCĐT - Ở vùng đất du lịch Sa Pa, “tấc đất, tấc vàng”. Trong khi nhiều công trình, dự án bị đình trệ bởi khó khăn trong giải phóng mặt bằng thì ở phường Hàm Rồng, người dân 3 tổ dân phố sẵn sàng hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường giao thông.
Ghé Hoàng Hạ thăm vùng đất mơ

Ghé Hoàng Hạ thăm vùng đất mơ

LCĐT - Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Hoàng Hạ còn khiến người phương xa ấn tượng và yêu ngay từ tên gọi đầy thơ mộng.

fb yt zl tw