Từ ngày 28/7 đến 17 giờ ngày 3/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trước 17 giờ ngày 18/8. Từ tháng 9 đến tháng 12/2024, thí sinh đăng ký xét tuyển các đợt tiếp theo.
Theo kế hoạch dự kiến, chậm nhất ngày 31/3, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thành kết nối hệ thống HEMIS với các phần mềm quản lý phục vụ tuyển sinh.
Ngày 20/7, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khoa học sức khỏe.
Từ ngày 5/8 đến 17 giờ ngày 10/8, Bộ GD-ĐT tổ chức xử lý nguyện vọng xét tuyển.
Với các cơ sở đào tạo, việc ban hành công khai quy chế tuyển sinh, đề án tuyển sinh hoàn thành trước 30 ngày thí sinh đăng ký xét tuyển; hoàn thành cập nhật thông tin tuyển sinh vào hệ thống ngày 15-6.
Các cơ sở đào tạo tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm và cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống trước 17 giờ ngày 8/7.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, quy chế tuyển sinh 2024 ổn định so với năm trước. Công tác tuyển sinh năm 2024 sẽ đẩy mạnh kết nối cơ sở dữ liệu ngành - HEMIS, các phần mềm... Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh qua kết nối HEMIS.
Năm nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ các cơ sở đào tạo tải kết quả điểm đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, thi năng khiếu... (nếu có) lên hệ thống. Đồng thời, việc đăng ký xét tuyển tiếp tục được đơn giản hóa, thuận lợi cho thí sinh.
Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, dù ngày càng có nhiều cơ hội xét tuyển vào đại học nhưng thí sinh hiện nay cũng đối diện với những khó khăn trong việc chọn ngành, chọn trường, ghi nhớ các phương thức tuyển sinh, thời hạn đăng ký xét tuyển. Việc đa dạng trong phương thức tuyển sinh là tốt nhưng cần thống nhất để tạo thuận lợi cho thí sinh.
Cũng theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, mặc dù công khai, minh bạch tuyển sinh, song chưa có có minh chứng thuyết phục về sự công bằng giữa các phương thức tuyển sinh. Do đó, các trường cần phân tích, đối sánh kỹ lưỡng giữa kết quả tuyển sinh giữa các phương thức và kết quả học tập của sinh viên để có sự điều chỉnh phù hợp. Trong việc này, cần sử dụng nhiều công cụ, phương pháp so sánh.
Năm 2023, cả nước có hơn 1.022.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Trong tổng số hơn 663.000 chỉ tiêu đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, có hơn 546.000 thí sinh trúng tuyển đã nhập học, đạt trên 82% chỉ tiêu và đạt trên 53% tổng số thí sinh dự thi.