Công viên rừng

LCĐT - Nằm ở đầu bắc dãy Hoàng Liên Sơn, những năm gần đây, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát là điểm du ngoạn lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Lào Cai.

Từ thành phố Lào Cai theo Tỉnh lộ 156 đi chừng 30 cây số, lên đến dốc chín quai thuộc Bản Xèo là vào giữa thảm rừng già treo trên vách đá. Trong nắng sớm đầu xuân, những giọt sương đọng trên chồi non long lanh như vô vàn viên ngọc bích. Hơn 52.000 ha rừng Bát Xát là nơi quần cư của hơn 200 loài thực vật, nhưng nhiều nhất vẫn là cây thân gỗ. Hiện diện khắp rừng là các họ nhà dẻ, re, dổi, kháo.  Người Bát Xát thích dùng kháo lông đỏ ngọn, dù bị sâu đục thân lỗ chỗ nhưng chôn xuống đất vài trăm năm vẫn trơ như đá. Có những loài gỗ nằm trong sách đỏ được bảo vệ nghiêm ngặt như sến, đinh, táu mật, thông tre, thông nàng và cả quần thể thiết sam chừng 100 cây, đường kính gần 1 mét trở lên, là loài thông chỉ có ở Lào Cai. Lạ lùng thay, những loài cây quý hiếm này chỉ sống ở núi đá trên lưng chừng trời lạnh giá.

Vào rừng Bát Xát là du khách vào vườn hoa “trời trồng” với hàng nghìn loài đua nở quanh năm. Thay mặt rừng đón xuân là đào phai hồng tươi và đào rừng thắm đỏ. Đâu chỉ có làm nhà, đóng đồ gia dụng, cây re gừng, dổi tía, lát xoan… hoa nhỏ xíu nhưng lại là kho mật dồi dào của vô vàn đàn ong. Đứng trên núi cao lộng gió, vào mùa hoa nở, đỗ quyên khoe vẻ đẹp đủ màu giữa trời mây. Hoàng trà, bạch trà, hồng trà cứ vào đông giá buốt mới nở hoa, khoe màu giữa tuyết trắng. Dù chỉ sống nhờ trên cây gỗ hoặc kiên gan bám vào kẽ đá, các loài phong lan vẫn là loài hoa quý phái. Giữa tiết tiểu hàn giá buốt, lan chi kê khoe màu trắng tinh khiết rồi chuyển dần sang màu tím huế lên mép cánh hoa. Tiếp đến là địa lan màu vàng chanh thanh nhã đón tết Nguyên đán. Thay nhau nở suốt mùa xuân là hoàng lan cánh nhạn, hài gấm, giáng hương, bạch hỏa hoàng… cuốn hút khách bằng màu sắc rực rỡ, thứ tỏa mùi hương dìu dịu giúp du khách thảnh thơi xua tan mệt mỏi. Giữa tiết hạ chí, kiều lan vàng xòe nhụy như pháo hoa, kết thúc mùa loài hoa phong lan nở.

Du khách trải nghiệm nhảy dù trên vùng cao Bát Xát. Ảnh: Gia Chiến ảnh 1
Du khách trải nghiệm nhảy dù trên vùng cao Bát Xát.                                   Ảnh: Gia Chiến

Khách đến với rừng Bát Xát còn là đến thăm công viên chim khổng lồ với hơn 300 loài. Từ sáng sớm, du khách đã được nghe bản hợp xướng rừng bởi tiếng của vô vàn loài chim. Đi qua vùng thấp, nơi nào du khách cũng thấy cò bay trắng cánh đồng bắt sâu bọ, lúc lúc lại ào lên không trung trình diễn vũ điệu trắng trời. Khi ánh hoàng hôn vàng rực rải xuống cánh đồng là tiếng chuông không âm thanh báo giờ cò về những cánh rừng trồng.

Đi dưới tán rừng, du khách sẽ được nghe tiếng hót của khiếu, họa mi, sáo đen, chào mào. Các loài chim gõ kiến mỏ vàng, giẻ cùi, trèo cây… thường sống ở núi cao 1.500 mét trở lên cũng chọn rừng Bát Xát làm nơi định cư. Nhiều loài chim quý hiếm như công, phượng hoàng đất, gà lôi, vẹt xanh… tưởng chừng bay đi mất, nhưng từ ngày rừng được hồi sinh, lại tìm về rừng Bát Xát làm tổ. Phần vì khí hậu phù hợp, lại là nơi thức ăn dồi dào nên mùa đông đến, nhiều loài chim từ phương Bắc bay về rừng Bát Xát tạm trú.

Trước đây, rừng Bát Xát là “chuồng thú rừng” không có hàng rào, chẳng có cửa đóng, then cài. Do nạn săn bắt bừa bãi, nạn tự do phá rừng làm nương nên “chuồng thú rừng” bị thu hẹp, thú lớn, thú nhỏ bỏ rừng Bát Xát tìm nơi khác để sinh tồn. Từ ngày nhiều tán rừng được hồi sinh, thú rừng dần dần hồi cư. Không riêng gì trên rẻo cao, những đêm xuân, du khách nghỉ đêm ở mấy bản vùng thấp vẫn được nghe tiếng hoẵng kêu toang toác gọi bạn tình...

Rừng tự nhiên quanh năm xanh tươi trở thành kho trữ nước khổng lồ. Nước mưa thấm vào lòng đất rồi nhả dần thành những mạch nhỏ rỏ tí tách. Nước kết lại thành khe, thành suối nhỏ, suối to để Bát Xát có tới 8 dòng suối lớn hòa mình vào sông Hồng. Qua thành phố Lào Cai, du khách được bước chân trên cầu vòm bê tông soi bóng xuống dòng Ngòi San, con suối đầu tiên của Bát Xát. Trên đầu bắc là suối Lũng Pô, nơi sông Hồng bắt đầu chảy vào nước ta và làm đường biên giới Việt - Trung. Con suối lớn nhất vẫn là Ngòi Phát vì nơi cấp nước cho nó rộng gần 400 km2. Mỗi năm các dòng suối Bát Xát đang tạo nên hàng trăm mê ga oát điện. Các nhà máy thủy điện là sự hiện diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm nên những mùa xuân của thời đại mới trên núi rừng Bát Xát.

Từ độ cao trung bình 2.600 m của dãy bắc Hoàng Liên Sơn, những dòng suối vẽ ra vô vàn con thác, hòa thành bản nhạc nước suốt ngày đêm, vẫy mời du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng. Đẹp nhất vẫn là thác Pờ Hồ Thượng trên địa bàn xã Trung Lèng Hồ, dội từ trên cao gần năm chục mét rồi dàn thành một mảng nước xanh phẳng lặng. Muốn tẩy sạch mệt mỏi đường trường, xin mời du khách hãy ngâm mình dưới làn nước mát dịu trong vắt ấy. Đây là liều thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng.

Rừng dày, núi cao đã tạo nên khí trời “hè mát hơn thu”. Nếu là ngày hè, dừng chân trên đỉnh dốc Cổng Trời, những làn gió rừng nhè nhẹ quạt ra dịu mát. Khắp sườn núi phía Bắc dãy Hoàng Liên này, quanh năm nằm ngủ đêm cũng như ngày đều phải đắp chăn giữ ấm. Để quên đi cái nắng vã mồ hôi ở miền xuôi, xin mời du khách lên bản Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, nơi có độ cao hơn 2.100 m so với mặt biển. Về mùa hè, lúc nào Ngải Thầu Thượng cũng mát dịu dàng hơn cả thị xã Sa Pa. Mùa đông đến, thỉnh thoảng vùng cao Bát Xát có nước đóng băng, tuyết rơi trắng rừng. Băng tuyết có khi chỉ ghé thăm thoáng qua vài ba ngày nhưng có năm kéo dài hơn nửa tháng, tạo nên cảnh sắc độc đáo cho vùng đất này. Cảnh sắc này đã được nhiều du khách và nhiếp ảnh gia ghi lại với những bức ảnh, thước phim đẹp huyền ảo…

Sau khi thỏa thích du lịch núi rừng Bát Xát, du khách có thể ghé vào các chợ Mường Hum, Y Tý, Trịnh Tường mua nấm hương, mộc nhĩ, măng khô… Đây là những thực phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ ngày tết Nguyên đán, người thân và bạn bè ở nhà sẽ được thưởng thức hương vị của công viên rừng Bát Xát qua những món ăn dân dã.

                  Xuân Quý Mão – 2023

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng và hạ tầng kết nối: Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Kỷ niệm 75 năm Ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/1948 – 27/4/2023) Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

fb yt zl tw