Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh đang ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cấp cực kỳ nguy hiểm), đặc biệt tại huyện Bát Xát đã xuất hiện điểm cháy có nguy cơ cháy lan vào rừng.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu những thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngày 28/4/2024, Chủ tịch UBND tỉnh có công điện, yêu cầu các địa phương, sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tập trung vào công tác chỉ đạo phòng cháy và nghiêm túc triển khai thực hiện quyết liệt một số nội dung.

3-4017.jpg
Đám cháy lan rộng trên khu vực vách đá tại Tiểu khu 53, thôn Phan Cán Sử, xã Y Tý, huyện Bát Xát vào đêm 26/4.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về việc chủ động tăng cường các biện pháp cấp bách, phòng cháy, chữa cháy rừng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tới toàn thể người dân được biết và thực hiện.

Chỉ đạo Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn; nghiêm cấm việc sử dụng lửa đốt dọn thực bì khi nguy cơ cháy rừng đang ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm); phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCCR. Tổ chức thường trực 24/24h để theo dõi, nắm bắt, báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng trên địa bàn.

z5176208374738-ecaa7117c6a9788d664307ddb5e1b109-5913.jpg
Nhiều khu vực trong tỉnh, nguy cơ cháy rừng ở cấp V.

Khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn, phải khẩn trương huy động các lực lượng phối hợp chữa cháy rừng; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng, gắn trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân, tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương khi để xảy ra cháy rừng, không kịp thời tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy rừng, các đám cháy có nguy cơ cháy lan vào rừng; không báo cáo cấp trên và các cơ quan liên quan kịp thời chỉ đạo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, chỉ đạo tổ chức kiểm tra đột xuất, đôn đốc việc thực hiện công tác PCCCR tại các địa phương; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng chuẩn bị dụng cụ, phương tiện sẵn sàng cơ động phục vụ chữa cháy rừng; thường xuyên báo cáo mọi diễn biến tình hình PCCCR và kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Các lực lượng Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng: Chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, phương tiện sẵn sàng phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu; phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng (khi xảy ra) và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Các chủ rừng, các địa phương bố trí lực lượng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ PCCCR; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện PCCCR, đảm bảo tính cơ động khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Tăng cường tuần tra, kiểm tra, thường trực tại các khu vực trọng điểm trong thời gian nắng nóng, hanh khô kéo dài; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn và địa phương giáp ranh trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; mạng xã hội về công tác bảo vệ rừng, PCCCR tới người dân, đặc biệt
đối với khu vực dân cư sinh sống, có hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp,
du lịch trong và gần rừng...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw