Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

Thăm trang trại quy mô 1.000 con lợn/năm của anh Đỗ Văn Trường, thôn Làng Bông, xã Xuân Quang, ai cũng trầm trồ trước quy trình phòng dịch nghiêm ngặt. Bất cứ ai tiếp cận khu chăn nuôi cũng phải qua khu vực khử trùng; chuồng trại được trang bị hệ thống làm mát đảm bảo đàn lợn có môi trường thuận lợi nhất để phát triển.

f535f875-839a-4067-9f27-1dd6eaf04ad1.jpg
Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2024, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Đỗ Xuân Trường lãi 2 tỷ đồng. Hai tháng trước, gia đình anh vừa trả hết nợ ngân hàng - nguồn vốn vay đã cho anh nền móng đầu tiên để phát triển mô hình kinh tế trang trại như hiện nay.

2c0b61ab-fc8e-4bad-8acf-d786f6e81b28.jpg
Để tiếp cận khu vực chăn nuôi, phải khử trùng nghiêm ngặt.

Năm 2017, gia đình anh Trường kinh doanh thức ăn gia súc, thu mua lợn thịt nhưng do tình hình dịch bệnh, nhiều hộ thua lỗ nên không tiếp tục chăn nuôi dẫn đến thức ăn gia súc tồn kho nhiều. Trước thực tế này, anh Trường quyết định tận dụng nguồn thức ăn chăn nuôi đang bị ế để nuôi lợn.

“Nhiều người nói tôi “gàn dở”, bởi thời điểm đó không ai lựa chọn tái đàn khi rủi ro rất lớn” – anh Trường chia sẻ.

Thế mà hướng rẽ đó lại hoàn toàn đúng đắn. Từ 500 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, anh Trường đầu tư xây dựng chuồng nuôi 70 con lợn. Lứa lợn xuất chuồng đầu tiên, anh Trường thu lãi 3 triệu đồng/con nên đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn.

Năm 2018, gia đình anh đảo nợ, vay thêm 1 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô lớn. Anh Trường tích cực ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, phòng dịch nghiêm ngặt nên chưa năm nào trang trại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

b4d6d56c-ec72-4b6c-93e1-4f9a74d9c6cc.jpg
Năm 2024, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Đỗ Xuân Trường lãi 2 tỷ đồng.

Anh Đỗ Văn Trường cho biết: Với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của địa phương, chúng tôi được tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng, thủ tục giải ngân đơn giản, từ đó có điều kiện để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng.

0e2d8f87-89b1-4f35-aef1-01d619990349.jpg
Trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn của gia đình anh Phan Nhật Quang.

Anh Phan Nhật Quang, chủ trang trại nuôi gà quy mô 60.000 con ở thôn Làng Bông, xã Xuân Quang cũng là khách hàng thân thiết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trước khi rẽ hướng sang chăn nuôi gà, anh Quang từng trải qua nhiều công việc: cán bộ dân số, mở doanh nghiệp chế biến chè, đảm nhận vai trò lãnh đạo của một nhà máy chế biến sắn...

Năm 2008, anh Quang quyết định nuôi lứa gà đầu tiên với quy mô 10.000 con. Sau 40 ngày chăm sóc, sau xuất bán đã lãi 35 triệu đồng, mỗi năm anh Quang nuôi 3 lứa. Thấy tiềm năng từ nuôi gia cầm, anh Quang suy nghĩ nghiêm túc về việc đầu tư hệ thống chuồng trại bài bản.

Năm 2016, anh Quang vay 1 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư chăn nuôi gà thả vườn quy mô lớn kết hợp hệ sinh thái trồng rừng. Trang trại chủ yếu nuôi các giống gà ri, gà đen H'mong... với đầu ra ổn định, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch trong và ngoài tỉnh. Lợi nhuận từ trang trại ổn định mang lại cho gia đình khoảng 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm với thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng/tháng cho nhiều lao động địa phương.

a37288e1-c76a-44fd-9fed-c6de63349d98.jpg
Trang trại chủ yếu nuôi các giống gà ri, gà đen H'mong... với đầu ra ổn định, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch trong và ngoài tỉnh.

Đây là hai ví dụ điển hình về sử dụng vốn vay ngân hàng hiệu quả trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Bảo Thắng. Hiện, đa số trang trại trên địa bàn huyện Bảo Thắng sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với tổng dư nợ trên 26,7 tỷ đồng.

Theo ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bảo Thắng, ngân hàng luôn đồng hành với nông dân địa phương. Trên cơ sở bám sát chính sách phát triển lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng cam kết tạo thuận lợi cho các trang trại đủ điều kiện dễ dàng tiếp cận vốn vay; thường xuyên nắm thông tin về tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

c1a1fb96-e102-453f-9d2e-d289290ffc00.png
Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực tế cho thấy, kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Xác định rõ vai trò của kinh tế trang trại, thời gian qua, huyện Bảo Thắng đã có nhiều chính sách ưu tiên lĩnh vực này, như: xác định quỹ đất để phát triển kinh tế trang trại; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chi nhánh ngân hàng tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để các chủ trang trại thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ưu đãi...

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại, trong đó 111 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 4 trang trại thủy sản, 2 trang trại tổng hợp với tổng diện tích đất sản xuất trên 271 ha. Các trang trại tạo việc làm thường xuyên cho hơn 334 lao động; tổng giá trị sản xuất đạt trên 292 tỷ đồng.

Được tạo thuận lợi, dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, có tư duy sản xuất, kinh doanh, các chủ trang trại trên địa bàn huyện Bảo Thắng đang sử dụng vốn vay hiệu quả khiến đồng vốn sinh lời, “tiền đẻ ra tiền” với lợi nhuận đáng mơ ước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw