Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp cao nhất trong 10 năm gần đây

Chiều 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024.

Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự và chủ trì hội nghị.

Lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự hội nghị theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu các địa phương.

20240103153332-mg-6914-6468.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh.

Năm 2023, toàn ngành nông nghiệp đã thống nhất từ nhận thức đến hành động, tổ chức thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế nông nghiệp, hội nhập quốc tế, bám sát thực tế, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,83% (cao nhất trong 10 năm gần đây), đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản duy trì mức cao (trên 53 tỷ USD); thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay (12,07 tỷ USD, tăng 43,7%). Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản phát triển theo hướng chế biến sâu, giá trị cao...

Ngành nông nghiệp chủ trì tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế (Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo, Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống thiên tai...), qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông - lâm - thủy sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

20240103153443-mg-6920-8122.jpg
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Về xây dựng nông thôn mới và đổi mới tổ chức sản xuất: Hết năm 2023, cả nước có 6.370/8.167 xã đạt chuẩn nông thôn mới (1.612 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 256 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. Trong tổng số 20 tỉnh, thành phố có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu; đến nay có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 2.189 sản phẩm) với 5.724 chủ thể tham gia; có gần 20.500 hợp tác xã nông nghiệp và 19.660 trang trại…

Năm 2024, ngành nông nghiệp phấn đấu: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,0 - 3,5%. Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 54 - 55 tỷ USD. Phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; có 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 82%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02% nâng cao chất lượng rừng.

Tại tỉnh Lào Cai, năm 2023, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 9.098 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng 3,18%. Trong đó nông nghiệp đạt 7.535 tỷ đồng, tăng trưởng 3,02% (trồng trọt 4.253 tỷ đồng, tăng trưởng 0,5%; chăn nuôi 3.220 tỷ đồng, tăng trưởng 6,59%; lâm nghiệp 1.098 tỷ đồng, tăng trưởng 4,1%; thủy sản 463 tỷ đồng, tăng trưởng 3,7%; dịch vụ nông nghiệp đạt 61 tỷ đồng...

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ban, ngành trung ương; các địa phương, hiệp hội ngành hàng đã dành nhiều thời gian để thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế, đề xuất các giải pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông - lâm - thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng… nâng cao chất lượng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024.

20240103175638-mg-6925-7637.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh chụp màn hình trực tuyến)

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào sự phát triển chung của nền kinh tế năm 2023.

"Ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế, từ chỗ lúng túng, bị động bất ngờ sang chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành để có kết quả cao nhất; chuyển từ phòng ngự, chống đỡ sang tấn công, từ đó tập trung vào một số ngành hàng có thế mạnh, giúp xuất khẩu rau quả, xuất khẩu gạo lập được kỷ lục mới. Ngành nông nghiệp đã thể hiện được vị trí, vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân" - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Về các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành từ 3,5 - 4,0%; kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản từ 55 tỷ USD trở lên.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương bám sát phương châm chỉ đạo của Chính phủ với 16 chữ: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”; quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để ổn định tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ tinh gọn, hiệu quả; tập trung cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ… coi đây là động lực cho xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nông nghiệp sinh thái; phát triển thị trường carbon; tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy hoạch; phân cấp, phân quyền tối đa; thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phát triển sản phẩm OCOP; tổ chức lại sản xuất, gắn với chuyển đổi số, kinh tế số, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa…

Tiếp tục làm tốt công tác dự báo cung - cầu, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu; triển khai thực hiện tốt các FTAs; tập trung phát triển kinh tế biển theo hướng giảm đánh bắt, tăng nuôi trồng; tăng cường bảo vệ phát triển rừng; thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh hội nhập hợp tác quốc tế; tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, không trông chờ, ỷ lại, “đi lên từ khung trời, cửa biển, bàn tay, khối óc” chủ động, tích cực.

Với những thành quả đã đạt được trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự tin tưởng năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, giúp nông dân ngày càng giàu có.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Ngày 28/9, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hơn 1 tấn phân bón (gồm phân hữu cơ, phân lân) và hơn 800 gói thuốc trừ bệnh nấm rễ, phân bón lá cho 30 hộ dân thôn Báu, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) để khôi phục diện tích na bị ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Việc xây dựng Hệ sinh thái tận dụng các FTA giúp doanh nghiệp ngành quế tối ưu hóa lợi ích hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay khi những thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi về quy định nhập khẩu.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

fbytzltw