Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

2-2106.jpg

Có gần 1.400 ha đất sản xuất, đất lúa, đất trồng cây hoa màu bị vùi lấp, thiệt hại do mưa lũ, huyện Bát Xát đang khẩn trương xây dựng phương án phục hồi sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề xuất tỉnh hỗ trợ giống cây trồng, vật tư, trang - thiết bị, nhiên liệu thiết yếu; công cụ, phương tiện sản xuất bị mất, hư hỏng nặng.

Trước mắt, đối với diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại không khắc phục được, huyện Bát Xát chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân tổ chức vệ sinh đồng ruộng, làm đất để sản xuất vụ đông.

5-4115.jpg

Huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi cây trồng phù hợp, như khoai tây 50 ha (tại 2 xã Quang Kim, Mường Vi); ngô 65 ha (tại các xã Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Trịnh Tường, Mường Vi và thị trấn Bát Xát); trồng 104 ha rau ngắn ngày tại các địa bàn thuận lợi về nước tưới, giao thông, thị trường tiêu thụ.

Đối với những ruộng lúa bị ngập úng chưa khắc phục được ngay sẽ chuyển đổi sang cây trồng cạn, cây cỏ, thức ăn chăn nuôi để chăn nuôi gia súc, gia cầm…

3-1676.jpg

Huyện Bảo Yên có hơn 2.550 ha lúa, hoa màu... bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích không thể khôi phục được. Huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân vệ sinh đồng ruộng, làm đất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên cho biết: Ngành nông nghiệp đã phối hợp với UBND các xã rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại của các loại cây trồng để có phương án khôi phục sản xuất. Qua rà soát sơ bộ, toàn huyện có hơn 800 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại không thu hoạch được, hơn 150 ha ruộng bị vùi lấp, sạt lở, phải cải tạo lại. Trung tâm đã hướng dẫn bà con vệ sinh đồng ruộng, làm đất để chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp.

Ngoài huyện Bát Xát, Bảo Yên, việc khắc phục thiệt hại do thiên tai, khôi phục sản xuất nông nghiệp cũng đang được các địa phương trong tỉnh triển khai khẩn trương, nhất là đối với 417 ha bị sạt lở mất đất, không có khả năng khôi phục lại sản xuất và 113 ha ruộng lúa bị đất đá vùi lấp, phải cải tạo mới tiếp tục sản xuất.

4-5607.jpg

Cùng với kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2024 (4.500 ha cây trồng các loại), ngành nông nghiệp xây dựng kế hoạch trồng mở rộng khoảng 600 ha rau các loại và 600 ha ngô đông để bù đắp một phần thiệt hại sản lượng lương thực và rau các loại do thiên tai gây ra. Riêng đối với diện tích lúa bị thiệt hại, do thời vụ cấy lúa đã kết thúc nên ngành nông nghiệp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương trồng ngô và rau, màu trong vụ thu đông 2024.

Ngành nông nghiệp đã nhanh chóng xây dựng phương án chỉ đạo phục hồi sản xuất ngay sau mưa lũ. Để sớm có nguồn lực phục hồi sản xuất, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời kêu gọi các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tính đến ngày 25/9, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ 61 tấn hạt giống các loại (9 tấn hạt giống lúa, 50 tấn hạt giống ngô, 2 tấn hạt giống rau) và 14 tấn phân bón. Căn cứ vào diện tích thiệt hại của các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ 2 tấn hạt giống rau trồng vụ thu đông 2024 (tương đương 120 ha); 20 tấn hạt giống ngô trồng vụ thu đông 2024 (tương đương 1.000 ha); 9 tấn hạt giống lúa gieo trồng vụ xuân 2025 (tương đương 225 ha)...

Với quyết tâm cao, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chủ động của người dân, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ sớm được phục hồi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XV năm 2024, với chủ đề "Chung sức, đồng lòng - Hợp tác hướng tới kỷ nguyên mới", với sự tham dự của 37 hiệp hội, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

fbytzltw