Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

2_20241001_083511_0001.jpg

Măng bói - gọi theo tiếng Tày nghĩa là măng ngọt. Loại tre này thường mọc thành từng cụm lớn trong rừng đất ẩm với những thân cây to, gióng ngắn, thân cứng và chắc. Măng mọc lên từ các bụi tre già, người đào măng chỉ việc gạt qua các lớp lá khô phủ đầy gốc tre là dễ dàng thấy được những búp măng to, măng nhỏ nhú lên nhọn hoắt. Măng bói được người Tày chế biến thành nhiều món ngon như luộc chấm mẻ, hầm xương, xào tỏi. Điều đặc biệt ở măng bói là thời gian chế biến không lâu như những loại măng khác. Các loại khác khi luộc hoặc hầm phải thật kỹ, nếu không sẽ còn vị he, còn măng bói thời gian luộc chỉ mất 10 phút, măng có độ giòn, ngọt tự nhiên, hấp dẫn vị giác.

6_20241001_083511_0005.jpg

Ông Phan Văn Chế được coi là người đầu tiên đưa cây măng bói về đất Khánh Yên Thượng. Năm 2007, ông đến nhà một người quen ở Dương Quỳ (Văn Bàn) chơi, được chủ nhà mời ăn món măng bói. Ông Chế xin bằng được một khóm tre về trồng ở góc vườn. Cây hợp với đất thịt pha cát ở vùng Khánh Yên Thượng nên cứ vậy lớn lên mà không cần nhiều công chăm sóc. 3 năm sau, tre bắt đầu ra măng. Có một khóm tre mà cả gia đình ăn không hết, vợ ông Chế đem bớt ra chợ bán thì thấy người mua rồi lần sau lại hỏi mua nữa mà cứ xuýt xoa khen ngon. Vợ chồng ông Chế thấy vậy đã nảy ý tưởng mở rộng diện tích măng bói để bán ra thị trường.

5_20241001_083511_0004.jpg

Đến năm 2015, gia đình ông Chế trồng được 200 gốc vẫn không đủ cung cấp măng bói cho thị trường. Cứ dựa vào nhu cầu thị trường dần mở rộng diện tích, đến nay gia đình ông có 6 ha măng bói cho thu hoạch và 4 ha mới trồng. Thấy giá trị kinh tế từ cây măng bói, nhiều gia đình người Tày trong xã đến học tập kinh nghiệm, ông Chế sẵn sàng chia sẻ và cung cấp giống cho người có nhu cầu. Hiện tại, ở Khánh Yên Thượng đã trồng hơn 20 ha măng bói, sản lượng đạt hơn 300 tấn/năm.

1_20241001_083511_0000.jpg

Do hợp với thổ nhưỡng cát pha thịt ở vùng Khánh Yên Thượng nên tre nhanh cho thu hoạch măng và đạt năng suất cao, trung bình thời gian thu hoạch được 15 năm. Mùa thu hoạch măng bói kéo dài quanh năm nhưng đạt năng suất cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Ở Văn Bàn, nhiều xã trồng măng bói nhưng chất lượng ngon nhất là vùng Khánh Yên Thượng do đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt. Măng bói Khánh Yên Thượng mềm, không bị cứng, sau khi chế biến măng vẫn giữ độ ngọt tự nhiên và màu trắng đặc trưng.

3_20241001_083511_0002.jpg

Tiếng thơm đặc sản đồn xa, những hộ trồng măng bói ở Khánh Yên Thượng có thu nhập ổn định, thậm chí có gia đình đạt thu nhập 300 triệu đồng/năm từ trồng măng bói. Các hộ ở Khánh Yên Thượng còn tạo nguồn thu nhập tăng thêm từ bán giống tre ra thị trường.

4_20241001_083511_0003.jpg

Một số địa phương khác ngoài Văn Bàn có khí hậu, thổ nhưỡng tương tự đưa măng bói về trồng thử nghiệm với mong muốn giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định như người trồng măng ở Văn Bàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

fb yt zl tw