Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

IMG_6733.JPG
Cánh đồng lúa Nậm Pung ngổn ngang sau lũ.

Thêm cái khó cho xã nghèo

Biển chỉ dẫn từ trung tâm xã Mường Hum: Hướng đi thẳng là Y Tý cách 28 km, rẽ trái là Nậm Pung cách 6,2 km. Bao nhiêu năm qua, đường lên Nậm Pung vẫn thuộc hàng xuống cấp, tệ nhất trong các xã vùng cao của huyện. Rồi niềm vui cũng tới, Nhà nước đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường vào xã; xe máy, thiết bị đang thi công tích cực thì đợt mưa lũ lịch sử ập tới, hàng nghìn m3 đất đá sạt xuống công trình, đường mới rải nền bị nước cứa vào lòng thành những rãnh lớn.

IMG_6674.JPG
Lúa mùa đổ rạp.

Đi hồi lâu rồi cũng tới Nậm Pung. Từ tầng 2 trụ sở UBND xã nhìn về phía trước là cánh đồng lúa thôn Nậm Pung (thôn trung tâm xã) ngổn ngang đất đá, cây cối xếp chồng đống, dấu hiệu đặc trưng của lũ dữ vừa đi qua. Mưa lũ xé toạc tuyến đường nối thôn Nậm Pung với điểm dân cư Phìn Hồ bên kia cánh đồng.

IMG_6664.JPG
Một phụ nữ Hà Nhì cố gắng lượm những bông lúa bị đổ.

Ấy thế mà chưa thấm vào đâu so với thôn Tả Chải, mưa lũ đã “xóa sổ” 8,3 ha lúa và đất trồng lúa, vùi lấp hơn 3 ha ngô, gần 1 ha ao nuôi thủy sản, cuốn trôi, vùi lấp 7 con trâu, ngựa. Tả Chải cũng là 1 trong 4 thôn của tỉnh Lào Cai (tính đến ngày 22/9) chưa được cấp điện trở lại, do giao thông bị hư hỏng nặng, phương tiện cơ giới không thể tiếp cận để thi công công trình điện.

IMG_6609.JPG
Nếu thu hoạch thiếu kịp thời sẽ khiến thóc nảy mầm ngay trên ruộng, sản lượng thất thu.

Nậm Pung thuộc diện xã đặc biệt khó khăn với 100% hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 65% (tính đến cuối năm 2023). Cái khó càng khó hơn, xã có 382 hộ thì mưa lũ gây hại cho 40 hộ, trong đó 3 nhà bị sập hoàn toàn, 3 nhà bị sạt lở trên 70%; 1 nhà bị sạt lở trên 50% và 22 hộ diện nguy cơ cao phải di chuyển khẩn cấp, 11 hộ có thể phải di chuyển. Ngoài gây thiệt hại về giao thông trục xã, trục thôn, mưa lũ còn sạt lở đất đá vào trạm y tế, trường học.

Kin Chu Phìn 1 yên bình

Trong khi lãnh đạo xã Nậm Pung đang bận rộn tiếp, đón các đoàn từ thiện, chúng tôi hướng về phía thôn vùng cao Kin Chu Phìn 1, nơi cách trung tâm xã khoảng 5 km. Trước mắt chúng tôi là sự yên bình, những ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của đồng bào Dao, đồng bào Hà Nhì và trường học nằm san sát trên cánh đồng bằng phẳng, bốn bề núi non bao quanh như tường thành. Thực tế, sau cơn lũ vừa qua, Kin Chu Phìn bị thiệt hại ít nhất trong số 4 thôn toàn xã.

z5861992884388_fe8a8624cc52fdbc69adc6211a5c74f0.jpg
Cụm dân cư đồng bào Hà Nhì, thôn Kin Chu Phìn I trước mùa cấy. Ảnh: Lưu trữ tại Văn phòng UBND xã Nậm Pung.

Ảnh hưởng lớn nhất của Kin Chu Phìn 1 là một phần diện tích nhỏ lúa chưa gặt bị đổ rạp trên mặt ruộng. Phần ruộng lúa Séng cù của nhà bà Sào Tả Mẩy cũng bị như thế, may mắn là hôm gặt, hạt thóc chưa nảy mầm, có điều là việc gặt lúa đổ rất khó khăn khi phải lựa từng bông.

IMG_6470.JPG
Một mảnh ruộng tại thôn Kin Chu Phìn được khẩn trương thu hoạch sau lũ.

Tiếc công sức, mồ hôi lao động nên hơn 12 giờ, bà Mẩy vẫn một mình miệt mài trên ruộng lúa. Gia đình bà Mẩy thuộc hộ neo lao động. Cách đó vài thửa ruộng bậc thang, anh Lý Xe Hờ cùng mấy người thân đưa máy xuống tận ruộng tuốt lúa.

IMG_6643.JPG
Đa phần diện tích ruộng tại vựa lúa Kin Chu Phìn I là giống Séng cù có năng suất cao, giá trị kinh tế gấp khoảng 1,5 cây lúa thường.

Sau gặt, lúa được đắp thành đống ú hụ từ chiều qua, lo đêm mưa, anh Hờ cho phủ bạt chờ sáng hôm sau tuốt, mãi quá trưa mới hoàn thành một nửa, chủ ruộng lúa ước chừng cuối chiều mới tuốt xong số lúa. Mấy năm qua, toàn bộ diện tích ruộng của gia đình được anh Hờ cấy giống thuần Séng cù, năm nào cũng thu từ 60 đến 70 bao thóc.

IMG_6577.JPG
Gia đình anh Lý Xe Hờ (ngoài cùng bên trái ảnh) vụ nào cũng thu hoạch 60 đến 70 bao thóc.

Anh Hờ dành khoảng 20 bao để ăn cả năm, số còn lại bán được khoảng 30 triệu đồng. Anh Hờ nhoẻn miệng cười: Năm ngoái, giá 14 năm (14.500 đồng) một cân (thóc), năm nay tăng 15 năm (15.500 đồng) rồi.

IMG_6535.JPG
Nhờ sự hỗ trợ của máy móc đã giải phóng phần lớn sức lao động trong khâu thu hoạch lúa của người dân vùng cao Nậm Pung.

Tôi tò mò vì ngay bên rìa đường giữa cánh đồng mọc lên một xưởng sản xuất khá lớn. Lân la tìm hiểu mới biết đó là xưởng chuyên chế biến nông sản của thanh niên Lý Sin Dùn, người được mệnh danh là tỷ phú, giàu nhất thôn Kin Chu Phìn. Thấy bà con bán thóc tươi, thảo quả tươi cho tư thương với giá bị ép, anh Dùn động lòng nên quyết tâm làm mô hình này.

IMG_6693.JPG
Thóc sau khi tuốt được đóng bao tại chân ruộng.
IMG_6699.JPG
Gùi thóc về nhà.

Ai thuê sấy nông sản anh Dùn cũng gật đầu, ai bán thóc tươi, thảo quả tươi anh cũng nhận rồi chế biến, giá mua luôn cao hơn tư thương khác, đến nay, hầu hết bà con chở nông sản tới bán cho anh. Ông Lý Dì Thàng, Trưởng thôn Kin Chu Phìn cho biết, thôn có 104 hộ, 36 nhà là người Hà Nhì, còn lại là người Dao, cánh đồng lúa rộng chủ yếu của các hộ trong thôn đang canh tác, phần lớn cấy giống lúa Séng cù.

Một Nậm Pung chủ động

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân tới Nậm Pung là sự chủ động của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

z5852243820188_417e9a7fdb6a5eddbf2e5fdcad92822a.jpg
Chủ tịch UBND xã Nậm Pung Ly Gì Mờ (người đứng) kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận "một cửa" của xã.

Tinh thần chủ động của xã là trong đợt mưa lũ vừa qua (từ ngày 6 đến 15/9), Đảng ủy xã Nậm Pung yêu cầu 100% cán bộ, công chức ứng trực, luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của xã giao.

IMG_6787.JPG
Sau mưa lũ, ngay khi trời có nắng, người dân thôn Nậm Pung tranh thủ phơi ngô.

Sau lũ, Thường trực Đảng ủy xã phân công, cắt cử nhau trực tiếp đón tất cả các đoàn từ thiện (không phân biệt đó là đoàn lớn hay nhỏ), lãnh đạo xã còn xắn tay hỗ trợ bà con vận chuyển, bê vác đồ. Sự chu đáo, tình cảm chân thành, thân thiện, mến khách ấy đã giúp Nậm Pung dù xa xôi, khó tới vẫn đón gần 50 đoàn từ thiện; tổng số tiền và hàng hỗ trợ nhận được đến nay gần 3 tỷ đồng.

IMG_6343.JPG
Cán bộ Đảng ủy xã Nậm Pung động viên, khích lệ tinh thần đoàn kết, chủ động vượt khó của người dân trên địa bàn.

Trong câu chuyện với Chủ tịch UBND xã Ly Gì Mờ tôi được biết, trước đó, lũ chia cắt hoàn toàn thôn Tả Chải với bên ngoài, mất điện, bà con không thể xát gạo, nguy cơ đói cục bộ cao. Trong khi mất sóng liên lạc, không thể báo cáo lãnh đạo huyện, Thường trực Đảng ủy xã quyết định lấy nguồn gạo dự trữ của trường học (lúc này học sinh đang nghỉ) cho các hộ thôn Tả Chải vay.

IMG_6494.JPG
Anh Lý Sin Dùn (bên trái ảnh) đóng bao thóc Séng cù sau sấy khô chuẩn bị bán ra thị trường.

Tinh thần chủ động của Đảng ủy, UBND xã Nậm Pung còn là việc chỉ đạo thực hiện sớm nhiệm vụ khắc phục hậu thiên tai. Nếu chờ máy móc, phương tiện cơ giới là quá lâu nên khi xã, thôn phát động là bà con hăng hái tham gia giải phóng các điểm sạt lở để lưu thông xe máy. Có 300 nhân công đã được huy động để mở đường, 4 thôn bị chia cắt nhưng đến ngày 12/9 các thôn đã thông xe máy, ngày 14/9 đã thông ô tô đến trung tâm xã Pậm Pung.

IMG_6482.JPG
Thóc Séng cù tại Nậm Pung năm nay được giá.

Ông Lý Việt Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Pung cho hay, chỉ đạo của Đảng ủy hiện nay là tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân và chăm lo phục hồi sản xuất.

z5861990662491_23bebe794989aac009cb5001691fe129.jpg
Bà Tẩn Ủ Mẩy, thôn Nậm Pung vừa thu hoạch được 66 bao thóc Séng cù. Gia đình có 5 khẩu, bà để dành 30 bao tự túc lương thực, số còn lại bán cho cơ sở chế biến nông sản.

Nhiệm vụ cụ thể là ưu tiên thu hoạch lúa mùa, sản xuất vụ đông với chủ lực rau các loại, chăm sóc diện tích lê VH6, khôi phục diện tích đất lúa. Mưa lũ, sạt lở tác động động mạnh đến xã nghèo nhưng với tinh thần chủ động của cấp ủy, chính quyền, tinh thần tự lực, tự vươn lên của Nhân dân, Nậm Pung quyết không để hộ nào thiếu đói, duy trì mục tiêu giảm nghèo hằng năm.

IMG_6765.JPG
Một cánh đồng ruộng bậc thang xã Nậm Pung sau đợt mưa lũ lịch sử.

Chia tay cán bộ xã Nậm Pung, phía bên kia sườn núi trước trụ sở UBND xã thấp thoáng tràn ruộng bậc thang lúa vàng đang đến kỳ thu hoạch, ngay sát đó, thấp thoáng ánh ráng chiều chiếu lấp lánh trên mái ngôi nhà mới xây, khiến lòng người thêm chộn rộn...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw