[Ảnh] Nông dân Bát Xát thu hoạch sâm đất đầu vụ

Tháng 10, là thời điểm nông dân vùng cao huyện Bát Xát bắt đầu vào vụ thu hoạch củ sâm đất để bán cho thương lái. Năm nay, sản lượng sâm đất toàn huyện Bát Xát ước đạt 1.500 tấn củ.

1-6174.jpg
Cây sâm đất (còn gọi là sâm hoàng sin cô) được trồng tại một số xã vùng cao huyện Bát Xát, nhiều nhất là ở Trịnh Tường, Y Tý, A Lù. Năm 2024, diện tích trồng sâm đất là gần 100 ha.
2-9062.jpg
Tháng 10 trở đi, khi cây sâm đất đã ra hoa và nhiều củ to, một số diện tích đến thời điểm thu hoạch, đồng bào các dân tộc tranh thủ lên nương thu hoạch.
3-7675.jpg
Việc thu hoạch sâm đất không quá khó, chỉ cần chặt bỏ thân cây và nhổ gốc để lấy củ. Ở những nơi đất mùn tơi xốp, màu mỡ, sâm đất càng nhiều củ.
4-8426.jpg
Sâm đất trồng ở xã Y Tý, A Lù (nơi có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển) cho củ to và chất lượng tốt hơn những nơi khác.
51-2827.jpg
Củ sâm đất mới được thu hoạch có màu vàng nhạt, khi gọt vỏ lộ ra màu vàng đậm như màu mật ong.
5-8615.jpg
Người dân xã A Lù sử dụng xe máy để chở sâm đất từ trên nương về nhà.
6-2601.jpg
Năm nay, cây sâm đất phát triển tốt, cho nhiều củ to. Từ đầu vụ, gia đình anh Sùng A Mềnh, xã A Lù đã thu hoạch được trên 10 tấn củ, bán được khoảng 60 triệu đồng.
7-2434.jpg
Củ sâm đất sau khi thu hoạch sẽ được người dân phân loại để bán cho thương lái đến tận nơi mua, hoặc bán lẻ ở các chợ phiên. Giá sâm đất bán tại vườn khoảng 5.000 đồng -7.000 đồng/1kg.
8-1566.jpg
Bà con giúp nhau đóng bao sâm đất để bán cho thương lái. Năm nay, dự đoán việc tiêu thụ sâm đất sẽ gặp khó khăn vì giao thông trở ngại do mưa lũ và chưa có công ty, doanh nghiệp lớn đứng ra thu mua cho người dân.
9-7185.jpg
Tổng sản lượng sâm đất của huyện Bát Xát năm 2024 ước tính khoảng 1.500 tấn.
11-2849.jpg
Mặc dù đường lên các xã vùng cao Bát Xát đang rất khó đi do mưa lũ, sạt lở đất nhưng một số thương lái đã đưa ô tô đến các thôn thu mua sâm đất để xuất bán đi các tỉnh.
13-4997.jpg
Khoảng 5 năm trở lại đây, cây sâm đất được trồng nhiều ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, đem lại thu nhập cho người dân.
14-7876.jpg
Vụ thu hoạch sâm đất kéo dài từ tháng 10 đến gần tết nguyên đán. Nếu thời tiết nhiều nắng và khô ráo, việc thu hoạch sẽ thuận lợi hơn, chất lượng củ đảm bảo; trong điều kiện thời tiết mưa nhiều thì củ sâm chưa thu hoạch dễ bị thối, hỏng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw