Đoàn công tác của Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam khảo sát vùng thực hiện dự án tam giác mạch tại thành phố Lào Cai

Sáng 30/9, Đoàn công tác của Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam do ông Matsuo Tomoyuki, Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có chuyến làm việc tại thành phố Lào Cai.

3.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Tiếp đoàn có lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai; đại diện một số phòng, ban chuyên môn.

Chương trình làm việc của Đoàn công tác Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam tại thành phố Lào Cai là bước quan trọng nhằm chuẩn bị cho các nội dung đã được trao đổi giữa Hiệp hội với UBND tỉnh Lào Cai vào dịp gặp tháng 5/2024 về dự án phát triển vùng trồng tam giác mạch, xây dựng nhà máy sản xuất tam giác mạch và các sản phẩm từ tam giác mạch.

6.jpg
Ông Matsuo Tomoyuki, Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam giới thiệu về dự án.

Tại buổi làm việc, ông Matsuo Tomoyuki đã giới thiệu về ý‎ tưởng dự án sẽ thực hiện tại tỉnh Lào Cai, các dự định thực hiện tại các địa phương của tỉnh.

Tại thành phố Lào Cai, đoàn đã khảo sát khu vực vùng trồng, nơi xây dựng nhà máy chế biến tam giác mạch. Qua tìm hiểu, đoàn nhận thấy thành phố Lào Cai có nhiều điều kiện phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý để phát triển vùng nguyên liệu cây tam giác mạch và xây dựng nhà máy chế biến.

7.jpg
Ông Ngô Vũ Quốc, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai đã giới thiệu khái quát về tiềm năng, thế mạnh kinh – xã hội của thành phố Lào Cai; những điều kiện về địa hình, mặt bằng để có thể thực hiện các hạng mục dự án của Hiệp hội trên địa bàn thành phố. Về chủ trương, thành phố Lào Cai đồng tình ủng hộ xây dựng nhà máy chế biến và khảo sát một số khu đất nhàn rỗi để canh tác tam giác mạch.

1.jpg
Tham quan khu vực dự định xây dựng nhà máy chế biến tam giác mạch.

Dự kiến vùng trồng sẽ thực hiện ở 2 xã Tả Phời và Hợp Thành; khu xây dựng nhà máy sẽ thuộc xã Thống Nhất. Về nơi xây dựng nhà máy đảm bảo mặt bằng rộng (khoảng 35 ha), thuận tiện giao thông, phù hợp với việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa khi nhà máy đi vào hoạt động. Trước mắt, vùng trồng sẽ thực hiện tại các khu đất sản xuất ngô, lúa 1 vụ trên các địa bàn (thành phố Lào Cai có khoảng 200 ha đất nhàn rỗi trên những chân ruộng canh tác lúa 1 vụ); sau đó, có thể mở rộng thành các vùng chuyên canh khi có hiệu quả.

Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo thêm nguồn thu cho bà con trên một diện tích đất canh tác; đồng thời, với việc trồng tam giác mạch tạo thành vùng, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ tại các khu vực vùng cao của thành phố Lào Cai, những người làm dự án kỳ vọng sẽ tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp mới cho thành phố.

2.jpg

Sau khi trao đổi, thuyết trình ý tưởng, các đại biểu đã đi khảo sát khu dự kiến xây dựng nhà máy tại xã Thống Nhất và khu vùng trồng tại các thôn vùng cao của xã Tả Phời (ảnh trên).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát tới 1.123 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ 155, 156b và 158 qua địa bàn huyện), trong đó một phần lớn liên quan đến thiệt hại các công trình giao thông. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt đang là ưu tiên số 1 của huyện Bát Xát tại thời điểm này.

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Ngày 21/9, xã nghèo Nậm Pung (Bát Xát) đã tiếp nhận số tiền, ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong ngày, có 6 đoàn đã chuyển tiền, hàng tới xã Nậm Pung để trực tiếp hỗ trợ bà con xã nghèo vùng lũ, riêng đoàn từ thiện Bắc - Trung - Nam ủng hộ khoảng 400 triệu đồng.

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại đang là nghề mới, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Việc quản lý chặt chẽ, không để lợi dụng biến tướng thành các hoạt động mua bán trái phép động vật hoang dã nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đang được các ngành chức năng tích cực thực hiện.

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Nhằm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, ngày 19 và 20/9, tại thôn Mường Bát và Thái Bo (xã Thống Nhất), Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ và các nhà hảo tâm hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên nông dân trên địa bàn xã, phường: Thống Nhất, Cam Đường, Cốc San, Bình Minh và Xuân Tăng.

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Duy trì và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích các mô hình, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp.

fbytzltw