Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.

Doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản thu gom lồng bè về sửa chữa để tiếp tục sản xuất sau bão

Doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản thu gom lồng bè về sửa chữa để tiếp tục sản xuất sau bão

Công điện nêu: Bão số 3 (Yagi) đã gây ra thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp tại hầu hết các địa phương khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến ngày 26 tháng 9 năm 2024, bão, mưa lũ đã làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương; trên 260 nghìn căn nhà, 1.900 điểm trường bị tốc mái, hư hại, sập đổ, lũ cuốn; hàng loạt công trình hạ tầng năng lượng, viễn thông, giao thông, thủy lợi, đê điều bị sự cố; gần 350 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 8.100 lồng bè, 31.000 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; trên 4,5 triệu gia súc, gia cầm bị chết; hàng trăm ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá... ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2024.

Để khắc phục nhanh hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão, khôi phục và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng của ngành nông nghiệp, bảo đảm ổn định đời sống Nhân dân, trong đó chú trọng thực hiện 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

2- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua:

a) Tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương (ngân sách địa phương, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác) để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để xử lý ứng trước kinh phí cho địa phương để thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

b) Tập trung chỉ đạo, chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, đặc biệt là việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.

c) Tổ chức theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp, nhất là việc cung, cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến, bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

3- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

a) Tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là đảm bảo chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khắc phục hậu quả bão, lũ.

b) Rà soát lại kế hoạch, phương án sản xuất nông nghiệp, xem xét đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng đợt bão, lũ vừa qua để chủ động điều tiết, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

c) Rà soát, tổng hợp, kịp thời phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của các địa phương về hỗ trợ vật tư, hóa chất xử lý môi trường, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để người dân khôi phục sản xuất. Hoàn thành trước ngày 05 tháng 10 năm 2024.

d) Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, trong đó rà soát đối tượng, phạm vi, hình thức hỗ trợ, quy trình thủ tục và mức hỗ trợ nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách, bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2024.

4- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

a) Chủ động, tích cực chỉ đạo, tổ chức theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng do bão, mưa lũ; kịp thời triển khai các biện pháp điều tiết, bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng đẩy giá, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến, logistic và kho bãi bị hư hại do bão, mưa lũ để bảo đảm không bị gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm.

5- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện ngay theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... đối với các địa phương, đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; tiếp tục nghiên cứu để có chính sách miễn giảm phí, lệ phí cho các đối tượng bị thiệt hại.

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo đúng quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định.

c) Kịp thời xem xét thực hiện ngay theo thẩm quyền việc ứng trước kinh phí cho địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, rà soát, trình ngay cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2022) nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách.

đ) Theo dõi chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước; phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền và quy định pháp luật chủ động, kịp thời có các biện pháp cần thiết kiểm soát giá vật tư đầu vào và hàng nông sản, không để xảy ra tăng giá đột biến, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

6- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan: Khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ để cho vay khôi phục sản xuất, ổn định đời sống theo quy định. Chủ động, kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản tăng trưởng (trong đó có khu vực nông nghiệp), chỉ đạo, điều hành phù hợp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng do Trung ương, Quốc hội giao, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

7- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ; tích cực hơn nữa để xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.

b) Đẩy nhanh thực hiện, giải ngân gói tín dụng cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản đang được triển khai, ưu tiên các địa phương bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua, thực hiện theo thẩm quyền việc xem xét tăng quy mô nếu hiệu quả và cần thiết.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

8- Các hộ nông dân, người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp,... tiếp tục phát huy tính tự lực, tự cường, sáng tạo chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức khôi phục sản xuất kinh doanh; đồng thời góp ý, hiến kế cho các cấp chính quyền có giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả để chung tay khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

9- Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chủ động, tích cực vận động các đối tác, nhà tài trợ trong nước, quốc tế để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa viện trợ và thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.

10- Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả công điện này.

11- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát tới 1.123 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ 155, 156b và 158 qua địa bàn huyện), trong đó một phần lớn liên quan đến thiệt hại các công trình giao thông. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt đang là ưu tiên số 1 của huyện Bát Xát tại thời điểm này.

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Ngày 21/9, xã nghèo Nậm Pung (Bát Xát) đã tiếp nhận số tiền, ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong ngày, có 6 đoàn đã chuyển tiền, hàng tới xã Nậm Pung để trực tiếp hỗ trợ bà con xã nghèo vùng lũ, riêng đoàn từ thiện Bắc - Trung - Nam ủng hộ khoảng 400 triệu đồng.

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại đang là nghề mới, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Việc quản lý chặt chẽ, không để lợi dụng biến tướng thành các hoạt động mua bán trái phép động vật hoang dã nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đang được các ngành chức năng tích cực thực hiện.

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Nhằm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, ngày 19 và 20/9, tại thôn Mường Bát và Thái Bo (xã Thống Nhất), Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ và các nhà hảo tâm hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên nông dân trên địa bàn xã, phường: Thống Nhất, Cam Đường, Cốc San, Bình Minh và Xuân Tăng.

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Duy trì và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích các mô hình, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp.

Hội Phụ nữ xã Nấm Lư tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ

Hội Phụ nữ xã Nấm Lư tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ

Nằm trong chuỗi hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, sáng 18/9, tại Nhà văn hóa đa năng xã Nấm Lư (Mường Khương), Hội Phụ nữ xã đã tổ chức Hội nghị đối thoại với hội viên phụ nữ với chủ đề “Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”.

fbytzltw