Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

IMG_1971.JPG
Cấp phát hóa chất, chế phẩm sinh học.
IMG_1958.JPG
Hướng dẫn người dân phun khử trùng.

Ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Sau mưa lũ, môi trường bị ô nhiễm, do đó việc khử trùng, tiêu độc phải được làm triệt để. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã ký công tác phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong việc phun khử khuẩn môi trường.

Theo đó, ngành y tế thực hiện khử khuẩn về môi trường sống, vật dụng sinh hoạt trong nhà; ngành thú y thực hiện khử trùng, tiêu độc toàn bộ diện tích bên ngoài liên quan đến đời sống Nhân dân và khu vực chăn nuôi…

IMG_1938.JPG
Người dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát phun khử khuẩn chuồng chăn nuôi gia súc.

Hơn 1 tuần nay, cán bộ Trạm Thú y huyện Bát Xát đã luôn bám sát cơ sở và đi từng thôn, bản trên địa bàn để cấp phát thuốc khử trùng, tiêu độc và hướng dẫn, tuyên truyền cho Nhân dân thực hiện phun khử trùng đảm bảo môi trường sau mưa lũ.

Ông Đào Văn Tâm, phụ trách Trạm Thú y huyện Bát Xát cho biết: Trước mắt, việc phun khử khuẩn đang tập trung vào những vùng bị ảnh hưởng do lũ, ngập lụt và vùng chăn nuôi trọng điểm của huyện, đề phòng dịch bệnh lây lan.

Toàn bộ hệ thống chuồng trại chăn nuôi của gia đình anh Hồ Xuân Thắng, thôn An Quang, xã Quang Kim, huyện Bát Xát bị ngập trong trận mưa lũ vừa qua. Sau khi vét bùn và rửa sạch chuồng nuôi, theo hướng dẫn của cán bộ thú y huyện, gia đình đã phun khử khuẩn và rắc vôi bột xung quanh khu chăn nuôi.

Anh Thắng cho biết: Nếu không phun khử khuẩn thì không chỉ môi trường chăn nuôi mà môi trường sống của gia đình cũng sẽ có dịch bệnh phát sinh bởi các loại dịch bệnh có trong nước lũ, từ xác các loại động vật trôi nổi…”.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi đến trạm thú y các địa phương để khử khuẩn môi trường, khôi phục sản xuất; đồng thời huy động nhân lực thú y tại các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá mức độ nguy hại của từng địa phương, qua đó có phương án khử khuẩn tại 152 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

z5871635503417_54d0c12d0e1b867bb0d8a0a622467cd2.jpg
Phun khử trùng môi trường quanh các nhà dân bị ảnh hưởng mưa lũ.
Untitled-1.jpg
Cán bộ thú y thị xã Sa Pa phun khử trùng các khu dân cư.
z5871639037354_db4d2e38d2c93fdfdc2e188c34a7abf7.jpg
Phun khử khuẩn tại các hộ gia đình ở huyện Bảo Thắng.
z5871637326098_bbf0e363320f860c7b36146cea04481e.jpg
Phun khử trùng môi trường tại huyện Bảo Thắng.

Ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Đơn vị đã đồng loạt ra quân khử khuẩn tại các địa phương, mục tiêu là không để dịch bệnh xảy ra gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân.

Sau trận mưa lũ lịch sử vừa qua, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hơn 60 nghìn gia súc, gia cầm bị chết, hơn 1.000 chuồng trại của bà con bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi.

Ngoài khử trùng, hiện các địa phương tiến hành tiêm phòng đồng loạt cho gia súc, gia cầm để phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi, tụ huyết trùng trâu bò... bởi sau mưa lũ, các loại dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát và ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw