“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 4 xã (Nậm Chảy, Nấm Lư, Tả Ngài Chồ, Tung Chung Phố), đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 9 xã và đưa 2 xã Bản Sen, Bản Lầu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ngày 26/4/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương ban hành Chỉ thị 09 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 cho thấy các nội dung thành phần của Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, hiệu quả.

73-4179.jpg

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được các cấp quan tâm triển khai. Các xã đẩy nhanh tiến độ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, thực hiện cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng nông thôn theo quy hoạch. Đến nay, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện triển khai lập nhiệm vụ 9 quy hoạch chung xây dựng tại 9 xã: Bản Lầu, Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình, Pha Long, Nậm Chảy, Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng.

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền được quan tâm đầu tư. 100% xã trên địa bàn huyện có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% thôn có đường đi lại thuận lợi. Toàn huyện có 213 công trình thủy lợi với 461,76 km kênh (424,93 km kênh kiên cố), 337 đập dâng (300 đập dâng kiên cố), 14 hồ chứa thủy lợi. Tổng diện tích đất nông nghiệp được chủ động tưới tiêu là 3.046,48 ha. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện chủ động tưới nước cho hơn 84% diện tích đất nông nghiệp. 140/140 thôn, tổ dân phố trên địa bàn được đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,8%. Trên địa bàn huyện có 54 trường học từ mầm non đến THCS, trong đó có 26 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 15/15 xã có nhà văn hóa, 6/15 xã có sân vận động, 139/140 thôn có nhà văn hóa.

70-5938.jpg

Mường Khương tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Năm 2023, tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt 34.316 tấn (11.085 tấn thóc và 23.231 tấn ngô); giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác trồng trọt và nuôi thủy sản đạt 81,2 triệu đồng, tăng 14,6 triệu đồng/ha so với năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 5.594 tấn. Tổng đàn gia súc 43.957 con, tăng 1.245 con so với năm 2021; tổng đàn gia cầm đạt 241.385 con, tăng 1.233 con so với năm 2021. Trong 3 năm, toàn huyện trồng được 1.642 ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng 6 tháng đầu năm 2024 đạt 44,23%, tăng 0,83% so với năm 2021. Trong giai đoạn 2021 - 2024, huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng 21 sản phẩm mới OCOP 3 sao. Từ năm 2021 đến nay, tổng số lao động được tạo việc làm trên địa bàn huyện là 3.540 người; thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2023 đạt 30,05 triệu đồng/người, tăng 6,05 triệu đồng/người so với năm 2021. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 33,19%, giảm 6,55% so với năm 2022.

72-1066.jpg

Đánh giá về kết quả mang lại sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 của Ban Thường vụ Huyện ủy, ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết: Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng. Nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Diện tích cây trồng chủ lực, cây tiềm năng trên địa bàn huyện được mở rộng và phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các cây trồng chủ lực (chè, chuối, dứa) tăng, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tuy nhiên, quá trình triển khai Chỉ thị 09 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương cũng cho thấy công tác tuyên truyền tại một số địa phương, đơn vị chưa có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và chưa phù hợp với đối tượng, do vậy hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa nâng cao được nhận thức và trách nhiệm, vai trò chủ thể trong chung tay xây dựng nông thôn mới của người dân.

Bộ tiêu chí cấp xã, thôn giai đoạn 2022 - 2025 có nhiều điểm mới, yêu cầu cao hơn so với bộ tiêu chí cũ, các địa phương phải đánh giá lại thực trạng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Đối với các xã đã “về đích” nông thôn mới, nhiều tiêu chí cần có nguồn lực đầu tư để duy trì nhưng không có cơ chế, chính sách; một số tiêu chí có cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư nhưng định mức thấp, phải huy động đối ứng của Nhân dân. Tiến độ thực hiện đạt các tiêu chí nông thôn mới tại các xã phấn đấu duy trì đạt chuẩn còn chậm (bình quân 5 xã đạt từ 9 - 10 tiêu chí), chưa có xã duy trì đạt từ 14 tiêu chí trở lên.

Việc huy động đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới còn gặp khó, đặc biệt tại các xã khu vực III, do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (bình quân mỗi xã có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 42,18%), thu nhập bình quân còn thấp (thu nhập bình quân toàn huyện năm 2023 đạt 30,05 triệu đồng/người).

Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, chất lượng lao động thấp; người dân chưa tuân thủ các quy trình trong sản xuất nông nghiệp nên giá trị sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện.

“Từ những hạn chế, khó khăn này đòi hỏi địa phương cần sớm tìm ra giải pháp phù hợp để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới”, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển thôn nông huyện Mường Khương Lê Thanh Hoa nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw