Phát huy vai trò “đầu tàu” trong xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, diện mạo thôn Làng Đào 2 (xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng) có nhiều đổi thay, trở thành vùng quê đáng sống. Trong thành quả chung ấy có đóng góp không nhỏ của đội ngũ đảng viên, người có uy tín trong thôn.

Chúng tôi đến thôn Làng Đào 2 vào một ngày đầu thu tháng 8. Chiếc xe ô tô bon bon trên tuyến đường dẫn đến trung tâm thôn được đổ bê tông, hai bên đường có những luống hoa nở rộ khoe sắc. Được biết, con đường này trước đây là lối mòn, quanh co, khó đi bởi đất lún, chi chít ổ gà, ổ voi… Nhờ sự đồng lòng, đoàn kết của người dân, tuyến đường được mở rộng và rải bê tông.

25.jpg

Theo lãnh đạo xã Trì Quang, sự đồng thuận của người dân thôn Làng Đào 2 có được là nhờ những đóng góp tích cực của đảng viên, người có uy tín trong thôn mà người đi đầu là ông Đặng Văn Quỳnh, Trưởng thôn Làng Đào 2.

Gần 15 năm qua, ông Quỳnh đã cùng 11 đảng viên Chi bộ thôn Làng Đào 2 làm tốt vai trò “đầu tàu” trong mọi phong trào, hoạt động ở địa phương, góp sức để thôn Làng Đào 2 nói riêng và xã Trì Quang nói chung “về đích” nông thôn mới năm 2020, đồng thời tiếp tục phấn đấu đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong kết quả ấy, hiến đất làm đường là một trong những phong trào nổi bật.

26.jpg

Làng Đào 2 là thôn có 100% dân cư là người Dao. Kinh tế trong thôn chủ yếu là phát triển đồi rừng và sản xuất nông, lâm nghiệp. Ở đây, đất được ví như “vàng”, là “cần câu” để người dân phát triển kinh tế hộ. Vì vậy, khi có chủ trương nâng cấp, đổ bê tông 3,8 km đường của thôn thì vấn đề vận động các hộ hiến đất là “bài toán” không dễ giải quyết.

Theo Trưởng thôn Đặng Văn Quỳnh, ngày ấy, khó khăn lớn nhất là làm đường qua ruộng, qua vườn quế của người dân. Trước tình hình đó, với vai trò là người có uy tín, ông Quỳnh kiên nhẫn “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động. Ngoài ra, với tinh thần “đảng viên đi trước”, ông cùng các đảng viên tiên phong hiến đất.

Ngô thu nhập bấp bênh trong khi chuối bị bệnh khiến gia đình anh Hồ gặp khó..jpeg

Nói là làm, những “đầu tàu” của thôn đã tiên phong hiến hàng nghìn mét vuông đất. Riêng gia đình ông Quỳnh là một trong những hộ hiến nhiều đất nhất, với hơn 1.000 m2. Sự gương mẫu, đi đầu của ông Quỳnh và các đảng viên đã khích lệ tinh thần của bà con trong thôn. Các hộ lần lượt hưởng ứng, tham gia hiến đất, gia đình hiến trước thì vận động người thân, dòng họ cùng hiến theo. Dần dần, những hộ không đồng thuận cũng nhận ra lợi ích từ phát triển giao thông nên đã chủ động hiến đất làm đường. Tổng cộng, các hộ đã tự nguyện hiến 11 nghìn m2 đất, chặt bỏ gần 2 nghìn cây quế, cây ăn quả lâu năm và đóng góp hơn 300 triệu đồng nâng cấp tuyến đường.

Gia đình anh Lù Quý Lợi hiến 1.000 m2 đất, đồng thời chặt bỏ 100 cây quế, trong đó có cả những cây trên 5 năm tuổi. Anh Lợi cho biết: "Thu nhập của cả gia đình chỉ trông vào mấy đồi trồng quế và mảnh ruộng cấy lúa, trồng ngô nên khi nghe thôn vận động hiến đất để mở rộng đường, chúng tôi băn khoăn, tiếc nuối. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền, thấy lợi ích khi giao thông thuận lợi nên gia đình tôi đã tự nguyện hiến đất".

28.jpg

Nhờ sự đồng thuận của người dân, sau 3 tháng, con đường mòn vào thôn dần lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho cung đường được đổ bê tông nối đến tận các ngõ, xóm. Tuyến đường cũng là “chìa khóa” tạo nên không khí sôi nổi, đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở thôn Làng Đào 2. Các phong trào được người dân hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, như lao động vệ sinh môi trường; quét dọn đường làng, trồng hoa tạo cảnh quan; mô hình “Thắp sáng đường quê” trên tuyến đường dài 4 km… Đặc biệt, đầu năm 2022, UBND huyện Bảo Thắng tiếp tục có chủ trương mở rộng tuyến đường liên thôn, người dân thôn Làng Đào 2 vẫn sẵn lòng hiến đất.

Sắp tới, 3,8 km đường của thôn sẽ được mở rộng lên 7 m, chiều rộng mặt đường đổ bê tông 5 m. Chúng tôi đã triển khai họp và thống nhất dự kiến tiếp tục hiến hơn 8.000 m2 đất và hơn 100 m3 gỗ

Ông Đặng Văn Quỳnh, Trưởng thôn Làng Đào 2

Từ những kết quả đạt được ở Làng Đào 2 có thể khẳng định vai trò “đầu tàu” của những người có uy tín cùng các đảng viên trong việc thay đổi diện mạo của thôn từng nghèo nhất, nhì xã Trì Quang. Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, người dân Làng Đào 2 sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt mục tiêu cao hơn là nông thôn mới nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw