Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

8.jpg

Quả thật, đi trên cung đường từ cầu Bản Mế lên bản trên của thôn Cốc Rế, chúng tôi không khỏi toát mồ hôi khi tuyến đường nhỏ ép sát sườn núi, nhiều đoạn dốc cao và cua tay áo. Quãng đường hơn 7 km, mặc dù đường đã được đổ bê tông nhưng tôi vẫn có cảm giác “sởn gai ốc” khi ngồi sau xe máy của anh Hảng Seo Phử, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn qua những cung đường một bên là núi đá sừng sững và phía dưới hun hút vực sâu xuống sông Chảy.

Mưa nhiều, rêu mọc phủ kín đường đi càng thêm nguy hiểm nhưng anh Phử vẫn ghì chắc tay lái. Anh tâm sự: "Mình quen rồi! Có đường như thế này là vui rồi! Ngày xưa làm gì có xe đi vào, ngựa thồ đi còn khó ấy!".

2.jpg

Sau gần 30 phút di chuyển, chúng tôi đến cụm dân cư, nơi sinh sống của hơn 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Phử cho biết: Thôn có 101 hộ, chủ yếu là người Mông, người Nùng, sinh sống thành 3 cụm dân cư, trong đó có 1 cụm ở khu vực cầu Bản Mế và 2 cụm ở trên cao này.

Nhà anh Sùng Seo Mìn (sinh năm 1996) ở ngay đầu cụm dân cư. Khi nói đến tuyến đường, anh Mìn cười: Liệu đó có gọi là đường không thì tôi không dám chắc, bởi tuổi thơ tôi với ký ức về đi học con chữ sẽ mãi không bao giờ quên.

Đó là những sáng Chủ nhật, anh Mìn khi ấy còn là cậu bé học lớp 4, lớp 5. Không có bố mẹ đưa đón, anh cùng đám bạn đi bộ từ nhà đến điểm trường chính ở trung tâm xã. Anh đi từ sáng đến trưa, nếu nắng thì đỡ cực nhọc nhưng nếu mưa thì đó là màn tra tấn đối với đứa trẻ ngây thơ, ánh mắt đầy sợ hãi khi nghĩ đến ngày đi học.

Cứ như vậy, năm này qua năm khác, anh Mìn và cuộc sống của những hộ ở bản trên của thôn Cốc Rế gần như tách biệt với bên ngoài, tự cung tự cấp, bởi mang nông sản đi bán là điều gì đó rất xa vời.

10.jpg

Thế rồi, chủ trương xây dựng nông thôn mới đầu tư mở đường vào Cốc Rế năm 2013 như một luồng ánh sáng thắp lên tương lai tại nơi được ví như “ốc đảo” này. Nhưng địa hình toàn trắc trở, muốn mở đường phải khoét vào núi đá. Thời tiết khắc nghiệt, điện không có và hàng tá lý do để mơ mộng về tuyến đường thông từ bản trên ra đến xã. Những già làng ở Cốc Rế không tin vào điều đó, thách đố rằng: Bao giờ nước sông Chảy chảy ngược thì đường mới mở!

3.jpg

Chính quyền địa phương và người dân đã quyết tâm biến điều không thể thành có thể. Lời thách của già làng Cốc Rế là động lực để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương càng quyết tâm cao hơn. Chị Bùi Thị Chung, hiện là Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Mế giai đoạn 2012 - 2017 cho biết: "Đó là khoảng thời gian đáng nhớ, chúng tôi cùng Ban Tuyên vận xã, Tổ tuyên vận thôn mất rất nhiều thời gian, đã “lao tâm khổ tứ” không biết bao nhiêu chuyến đi để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng người dân. Mưa dầm thấm lâu, chính quyền địa phương từng bước tìm ra những giải pháp gỡ khó trên cả tuyến đường và tháo gỡ cả những nút thắt trong lòng người dân".

Từ những đốm lửa nhỏ, ý chí quyết tâm bùng cháy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, người dân hiến toàn bộ đất đai để mở đường; hằng ngày, tay xẻng, tay cuốc hì hục, ròng rã suốt nhiều năm đào đất, phá đá mở đường.

Sau 6 năm, đến năm 2019, cơ bản 2 tuyến đường lên khu dân cư đã hoàn thành trong niềm hân hoan của người dân. Có nằm mơ, nhiều người dân không nghĩ có ngày xe máy, ô tô lên đến bản. Các già làng trầm trồ, thán phục khi cuộc sống chốn “thâm sơn cùng cốc” được cởi trói.

11.jpg

Niềm vui tiếp tục được nhân đôi vào năm 2018 khi nhà nước đầu tư, người dân thôn Cốc Rế đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Có điện, có đường mở ra tương lai tươi sáng cho người dân ở cụm dân cư thôn Cốc Rế.

4.jpg

Trở lại câu chuyện của anh Sùng Seo Mìn, người từng băng rừng, vượt núi đến trường đã quyết định ở lại quê hương lập nghiệp. Anh tập trung vào chăn nuôi và trồng trọt. Những năm trước, khi có chủ trương phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia đình anh Mìn tiên phong thực hiện. Có thời điểm, đàn trâu lên tới 15 con. Anh còn trồng hơn 1 ha sa nhân và tiếp tục mở rộng nương ngô, nương lúa. Giờ đây, gia đình anh Mìn đã có của ăn, của để, xây nhà 2 tầng to nhất khu dân cư. “Tôi không nghĩ có ngày sẽ mang được bao xi măng lên đây để xây nhà. Bà con ai cũng vui mừng khi có đường, có điện”, anh Mìn tâm sự.

5.jpg

Cũng như anh Mìn, nhiều thanh niên thay vì ly hương đã bám mảnh đất quê hương để khởi nghiệp, lập nghiệp. Không chỉ người trẻ, những người trung niên, thậm chí là người già cũng mạnh dạn tìm hướng đi mới. Tại nơi ven sông Chảy, chẳng ai mách nước, ông Sùng Seo Hòa - một lão nông cần cù đã tự tìm hiểu thông tin, tự mình nghiên cứu và đưa hơn 200 cây ăn quả như mít, dứa, xoài vào trồng được hơn 4 năm. Những cây trồng ấy, nhờ dòng nước mát lành của dòng sông mà bén rễ, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái, giúp gia đình ông có nguồn thu ổn định. Cuộc sống của gia đình ông Hòa đã dần khởi sắc và cách làm của ông trở thành nguồn cổ vũ, động viên lớn cho những người dân khác trong thôn học tập, làm theo.

12.jpg

Sinh năm 1986, anh Hảng Seo Phử, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn luôn trăn trở hướng thoát nghèo cho người dân. Anh không quản ngại ngày đêm vận động bà con vươn lên trong sản xuất, đưa vào nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới.

6.jpg

Khát vọng vươn lên của đồng bào người Mông, người Nùng nơi đây từng ngày được trỗi dậy mạnh mẽ. Hai dân tộc sinh sống đan xen, đoàn kết giúp nhau hằng ngày trong sản xuất, tận dụng thế mạnh thổ nhưỡng và nguồn nước sông Chảy, nỗ lực theo những phương thức mới để thoát nghèo. Hơn 20 hộ đã mạnh dạn trồng rừng, 50 hộ theo hướng chăn nuôi gia súc. Thôn phát triển được hơn 80 ha cây sa nhân, 100 ha sắn và 10 ha quế.

7.jpg

Anh Phử phấn khởi: Bà con đã thay đổi, có khao khát đổi đời và có khát vọng vươn lên trong cuộc sống!

Mặc dù khó khăn vẫn bao trùm thôn khi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 50% nhưng những hy vọng về tương lai ấm no đang hình thành trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Họ tin rằng với sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng, Cốc Rế sẽ ngày càng vươn xa...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát tới 1.123 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ 155, 156b và 158 qua địa bàn huyện), trong đó một phần lớn liên quan đến thiệt hại các công trình giao thông. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt đang là ưu tiên số 1 của huyện Bát Xát tại thời điểm này.

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Ngày 21/9, xã nghèo Nậm Pung (Bát Xát) đã tiếp nhận số tiền, ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong ngày, có 6 đoàn đã chuyển tiền, hàng tới xã Nậm Pung để trực tiếp hỗ trợ bà con xã nghèo vùng lũ, riêng đoàn từ thiện Bắc - Trung - Nam ủng hộ khoảng 400 triệu đồng.

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Quản lý và phát triển cơ sở gây nuôi động vật hoang dã

Gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại đang là nghề mới, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Việc quản lý chặt chẽ, không để lợi dụng biến tướng thành các hoạt động mua bán trái phép động vật hoang dã nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đang được các ngành chức năng tích cực thực hiện.

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên

Nhằm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, ngày 19 và 20/9, tại thôn Mường Bát và Thái Bo (xã Thống Nhất), Hội Nông dân thành phố Lào Cai phối hợp với đơn vị tài trợ và các nhà hảo tâm hỗ trợ hạt giống rau cho hội viên nông dân trên địa bàn xã, phường: Thống Nhất, Cam Đường, Cốc San, Bình Minh và Xuân Tăng.

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Duy trì và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích các mô hình, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp.

Hội Phụ nữ xã Nấm Lư tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ

Hội Phụ nữ xã Nấm Lư tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ

Nằm trong chuỗi hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, sáng 18/9, tại Nhà văn hóa đa năng xã Nấm Lư (Mường Khương), Hội Phụ nữ xã đã tổ chức Hội nghị đối thoại với hội viên phụ nữ với chủ đề “Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”.

fbytzltw