Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu để đẩy mạnh xuất khẩu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan chủ động đề xuất các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, phát triển chuỗi liên kết theo mô hình bền vững.

24-7-nongnghiep.jpg

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 6885/VPCP-NN ngày 23/7 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh đẩy mạnh chế biến sâu càphê Việt Nam và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.

Theo phản ánh, kim ngạch xuất khẩu càphê nửa đầu năm 2025 đạt mức kỷ lục, với sự gia tăng xuất khẩu cà phê Arabica và càphê chế biến cho thấy xu hướng đầu tư vào công nghệ và giá trị gia tăng. Dự kiến, cả năm có thể cán mốc 7 tỷ USD, khẳng định vị thế càphê Việt trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, những thách thức như thuế nhập khẩu 20% từ Mỹ và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ EU (EUDR) đòi hỏi ngành phải chuyển mình mạnh mẽ: phát triển vùng trồng chất lượng cao, đẩy mạnh chế biến sâu, chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc và chứng chỉ bền vững.

Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm đặc trưng như cà phê đặc sản, càphê có chứng nhận và thân thiện môi trường để khai thác hiệu quả thị trường EU. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược dài hạn phát triển thương hiệu quốc gia, bảo hộ chỉ dẫn địa lý như “Cà phê Buôn Ma Thuột” và thiết kế lại các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng kể câu chuyện văn hóa cà phê phin, vùng nguyên liệu và sự bền vững trong sản xuất. Đây là nền tảng để cà phê Việt vươn tầm quốc tế một cách bền vững và có trách nhiệm.

Số liệu thống kê 5 tháng đầu năm nay cho thấy, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Đức sụt giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt gần 11 triệu đô la Mỹ. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá ngừ chế biến đóng hộp và thịt/lon cá ngừ đông lạnh. Tuy nhiên, do không đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu trong nước nên mặt hàng cá ngừ chế biến và đóng hộp mã HS16 lại giảm tới 48%.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam có thể dùng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước EU để thay thế, nhưng việc này lại làm tăng chi phí đầu vào, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong khi người tiêu dùng Đức lại đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế nước này còn nhiều biến động.

Để giảm rủi ro do phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ khi thuế đối ứng tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu đang mở rộng sang những thị trường lớn khác gồm EU và một số nước châu Á. Để làm được điều này, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong cấp chứng từ khai thác để khai thông nguồn cá ngừ nguyên liệu trong nước

Để giải quyết các vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 về việc tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan liên quan chủ động đề xuất các giải pháp theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, trong đó tập trung khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, phát triển chuỗi liên kết theo mô hình bền vững, tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nhằm giữ vững uy tín và nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw