Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

cay-cau-tieu-de-5500.jpg
Nhờ trồng cau mỗi năm gia đình ông Hà Văn Dũng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nằm nép mình dưới chân núi, làng Trô những năm gần đây đã khoác lên màu xanh mát của hàng vạn gốc cau thẳng tắp. Giữa khu vườn rộng hơn 5 ha, ông Hà Văn Dũng lúi húi kiểm tra vườn ươm giống.

Tay thoăn thoắt gỡ lớp rơm phủ trên luống cây giống, ông Dũng chia sẻ: “Trước kia tôi trồng các loại cây chanh, gấc, mía, cam, vải, bưởi… mà chẳng cây nào ra hồn. Cứ được mùa thì mất giá, còn không thì chẳng ai thu mua. Vất vả quanh năm mà chẳng dư đồng nào”.

Ông kể, có thời điểm trồng tới 5.000 gốc gấc, 500 gốc chanh, nhìn vườn trái chín đỏ mà lòng rối như tơ vò. “Ở làng thì không ai mua, tôi phải bưng từng rổ gấc, từng túi chanh bắt xe khách xuống thành phố rao bán. Có hôm tay xách nách mang, chen trên xe, vừa mệt vừa tủi".

cay-cau-1-1765.jpg
Cây cau là "chìa khóa" mở ra hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông Dũng.

Không muốn để cuộc sống cứ mãi chật vật, ông Dũng quay suy nghĩ nghiêm túc về một loại cây ít người để ý là cây cau. Là người có gần 20 năm đi khắp các bản làng mua dược liệu, ông nhận thấy cây cau có đầu ra khá ổn định, thương lái đến tận vườn thu mua. Hạt cau già cũng có thể bán cho các cơ sở đông y.

Với suy nghĩ đó, năm 2006, ông mạnh dạn trồng thử 1.200 gốc cau. 5 năm sau cây cho bói quả, năng suất chưa cao nhưng đủ để ông nhìn thấy tiềm năng: “Không tốn nhiều công chăm, ít sâu bệnh, vốn ít, bán được ngay tại vườn, không phải chạy ngược xuôi tìm đầu ra”.

Từ năm 2017 đến năm 2019, ông mở rộng diện tích cau lên 5 ha, trồng tổng cộng 14.000 cây. Tính đến nay, hơn 7.000 cây đã cho thu hoạch đều đặn mỗi năm. Cau quả bán được quanh năm, giá ổn định ở mức từ 20.000 đồng/kg trở lên là có lãi.

Hồi tưởng lại giai đoạn trồng gấc, ông Dũng vẫn lắc đầu: “Mỗi lần thu hoạch, vợ chồng tôi mất ăn mất ngủ vì không biết bán đi đâu. Đóng bao rồi nhờ xe khách gửi xuống thành phố. Nhưng cách làm đó nhỏ lẻ, cực nhọc, không bền lâu”.

Sau bao lần thất bại, cây cau dường như là lựa chọn phù hợp nhất. Đất không bị bạc màu, cây cau vẫn vững vàng qua nhiều mùa mưa gió. Không lo trái rụng, không phải tưới nhiều, chỉ cần phát cỏ và bón phân mỗi năm một lần. “Có lẽ cây cau sinh ra cho người nghèo, trồng không tốn tiền mà vẫn sống khỏe”, ông Dũng cười hiền.

cay-cau-2-820.jpg
Năm 2024, ông xuất ra thị trường 30.000 cây giống.

Không chỉ trồng cau, ông còn trở thành người ươm giống cau có tiếng. Ban đầu là tự ươm để trồng, sau thấy giống tốt, người làng đến hỏi mua, rồi khách ở các tỉnh khác cũng tìm đến. Năm 2024, ông xuất ra thị trường 30.000 cây giống, giá trung bình 25.000 đồng/cây. Cộng thêm với tiền bán 5 tấn cau quả, tổng thu nhập của ông năm đó lên tới 700 triệu đồng.

“Tôi cam kết bảo hành đến lúc cây ra quả,” ông nói. “Cau giống phải lấy từ cây mẹ hơn 15 năm tuổi, giống tốt mới cho quả sai. Bà con mua giống của tôi được hướng dẫn cách chăm sóc, cách xử lý sâu bệnh tận tình”.

Ngoài ra, ông còn trồng xen 600 gốc cốt toái bổ, đây là một loại cây thuốc sống bám trên thân cau, vừa không tốn đất, vừa tăng thêm nguồn thu nhập. Hiện thương lái thu mua củ cốt toái bổ với giá 30.000 đồng/kg. Ông đang nhân giống thêm để phủ khắp diện tích cau còn lại.

Nhìn thấy hiệu quả từ mô hình của ông Dũng, hàng chục hộ trong làng Trô đã học theo. Diện tích cau của cả làng hiện vượt 20 ha, biến vùng đất trống đồi trọc ngày nào thành rừng cau mướt mát.

cay-cau-3.jpg
Ông Hà Văn Oanh chuyển đối 1 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cau.

Một trong những người tiên phong theo ông Dũng là ông Hà Văn Oanh, sinh năm 1964. Trước đây ông trồng mía, rồi chuyển sang keo nhưng do tuổi cao sức yếu, không kham nổi việc nặng, ông quyết định trồng 2.600 gốc cau. “Từ khi có vườn cau, tôi với bà nhà đỡ vất vả hẳn, chỉ thi thoảng ra làm cỏ, bón phân là xong”, ông Oanh chia sẻ.

Với ông Dũng, niềm vui không chỉ đến từ lợi nhuận mà còn ở việc được bà con tin tưởng. Ông luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, kể cả giúp thuê máy bay phun thuốc khi có rệp xuất hiện. “Cau cũng có sâu bệnh, nhưng dễ xử lý, không phải như lúc trồng gấc, phải phun thuốc lúc hoa nở, rồi trái non bị rụng hết”, ông Dũng nói.

vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 2-7-2025 không chỉ nhằm cụ thể hóa Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tháo gỡ những vướng mắc trong cấp phép, đấu giá, kiểm soát sản lượng và bảo vệ môi trường.

Việt Nam lần đầu tham dự hội chợ cà phê tại Chile

Việt Nam lần đầu tham dự hội chợ cà phê tại Chile

Trong hai ngày 19-20/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Chile đã tham gia Hội chợ ExpoCafé 2025, được tổ chức tại khu triển lãm Espacio Riesco, thủ đô Santiago. Đây là lần đầu tiên cà phê Việt Nam hiện diện tại một hội chợ cà phê lớn nhất tại Chile và khu vực Nam Mỹ.

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

fb yt zl tw