Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

0:00 / 0:00
0:00
2.jpg

Những ngày giữa tháng 7, đi dọc bờ sông Hồng qua các thôn Cổ Phúc, Thành Thịnh, Báo Đáp, đâu đâu cũng thấy bãi dâu xanh mướt.

Gia đình chị Nguyễn Thị Phương, thôn Báo Đáp trồng 18 sào dâu (6.480m2) lấy lá nuôi tằm. Trước đây, gia đình chị nuôi tằm theo phương pháp cũ mất nhiều thời gian, sản lượng lại thấp. Từ năm 2021 trở lại đây, chị Phương áp dụng khoa học - kỹ thuật vào thâm canh cây dâu và nuôi tằm trên khay trượt, sử dụng né gỗ ô vuông đã giúp giảm công lao động, giảm tình trạng kén đôi và bán được giá cao.

Chị Phương chia sẻ: Trước kia, chúng tôi nuôi tằm chủ yếu trên sàn nhà nên tốn nhiều diện tích, công lao động và tằm dễ bị bệnh. Mỗi năm chỉ thu về khoảng 60 - 70 triệu đồng. Hiện nay, áp dụng khay trượt giúp gia đình giảm công lao động, tằm ít bệnh mà năng suất kén cao, vòng tằm tăng lên. Một lứa tằm trước đây chỉ nuôi được khoảng 70kg, hiện nay tăng lên 140kg; thu nhập tăng gấp đôi, đạt khoảng 150 triệu đồng.

4.jpg

Cũng như gia đình chị Phương, với diện tích 7 sào (2.520 m2) đất ven sông, gia đình ông Nguyễn Đức Minh, thôn Thành Thịnh đầu tư trồng các giống dâu mới, dâu lai để lấy lá nuôi tằm.

Ông Minh cho biết: Tôi đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm được 10 năm. Trước kia, gia đình chỉ trồng lúa, ngô, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập tăng đáng kể, kinh tế gia đình phát triển ổn định, trung bình mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Theo người dân nơi đây, nuôi tằm kiểu cũ, người dân phải trải qua các công đoạn từ lúc ấp tằm trứng cho tới lúc tằm lớn và thu kén trong thời gian 21 ngày. Với kiểu nuôi này, cứ cách 1-2 giờ đồng hồ lại phải dọn vệ sinh, thay tằm sang nong khác; cách 3 giờ đồng hồ phải cho tằm ăn một lượt. Riêng việc hái lá dâu đã mất gần 2 - 3 công lao động trong nhiều giờ mới đủ cho tằm ăn. Các công đoạn đều vất vả, tất bật, khiến nghề trồng dâu nuôi tằm chưa có triển vọng.

6.jpg

Tuy nhiên, mọi khó khăn đã được giải quyết khi Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên (cũ) thực hiện dự án ứng dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn (năm 2021). Trung tâm đã hướng dẫn bà con sử dụng sản phẩm IMO phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây dâu, giúp lá dâu to, dày, giảm sâu bệnh và cải tạo đất.

Cùng với đó, áp dụng nuôi tằm con 2 giai đoạn và nuôi tằm lớn trên khay trượt. Mô hình này tiết kiệm được 30% diện tích làm nhà tằm, giảm công chăm sóc, nuôi tằm, điều chỉnh được tiểu khí hậu trong nhà nuôi tằm, như hạn chế tình trạng nồm ẩm vụ xuân, tưới được nước lên nền nhà tằm khi thời tiết nóng.

7.jpg

Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng khoa học - kỹ thuật vào mô hình nuôi tằm 2 giai đoạn (nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn) cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo chị Nguyễn Thị Hồng Lê, thôn Thành Thịnh, trước đây, khi chưa có nhà nuôi tằm con, việc nuôi tằm cả hai giai đoạn (nuôi tằm từ trứng cho đến thu kén) khiến nhiều hộ thất thu. Từ khi áp dụng kỹ thuật và có bí quyết nuôi tằm từ tuổi 1 đến tuổi 3, chị Lê đã cung ứng cho các hộ nuôi tằm lớn từ tuổi 4, các hộ chỉ nuôi thêm vài tuần là tằm chín, lên né.

Đặc biệt, việc sử dụng thuốc sát trùng, máy sưởi, điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đã giúp tỷ lệ tằm sống cao. Mỗi năm gia đình chị xuất bán 400 vòng tằm, cung cấp cho người dân trong và ngoài tỉnh, mang về nguồn thu gần 1 tỷ đồng.

5.jpg

Ông Đỗ Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Trấn Yên cho biết: Là địa phương có diện tích cây dâu lớn nhất tỉnh với trên 700 ha, trong đó diện tích trồng mới từ đầu năm đến nay hơn 57 ha/45 ha, bằng 127,6% so với kế hoạch; có trên 1.085 hộ trồng dâu, nuôi tằm; 6 hợp tác xã, 79 tổ hợp tác với 617 thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực trồng dâu nuôi tằm. Trên địa bàn xã có 17 cơ sở nuôi tằm con tập trung và 1.064 hộ có nhà nuôi tằm lớn.

Trong 6 tháng đầu năm, các hộ nuôi tằm đã thực hiện nuôi trên 38.085 vòng tằm, sản lượng kén tằm đạt 647,4 tấn (năng suất bình quân 17 kg kén/vòng tằm). Giá kén tằm (kén trắng) dao động từ 150.000 - 210.000 đồng/kg kén loại A, mang về doanh thu trên 100 tỷ đồng.

Ông Đỗ Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Trấn Yên

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả nghề trồng dâu, nuôi tằm, xã Trấn Yên đang chỉ đạo các thôn tập trung hỗ trợ nông dân mở rộng vùng nguyên liệu, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng lá dâu và kén tằm. Từ đây, nghề trồng dâu nuôi tằm sẽ phát huy hiệu quả cao nhất, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Trình bày: Hữu Huỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw