Những đường phố Lào Cai mang tên các anh hùng, liệt sỹ bảo vệ biên giới

LCĐT - Ngày 17/2 hằng năm được coi là ngày giỗ trận của hàng ngàn liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc. 

Ở vùng biên giới Lào Cai, các nghĩa trang liệt sỹ trong ngày này rất đông bà con các dân tộc địa phương và người thân của liệt sỹ tới thắp hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì biên giới thiêng liêng của đất nước.

Nhân kỷ niệm 40 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2019), xin giới thiệu một số tấm gương anh hùng, liệt sỹ tiêu biểu ở vùng biên giới Lào Cai đã được ghi vào sử sách, truyền thống địa phương và được Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ra quyết định đặt tên cho một số tuyến đường phố của thành phố Lào Cai.

Đường phố mang tên Anh hùng liệt sỹ Võ Đại Huệ

Đầu năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra quyết định đặt tên 3 đường phố mới của thành phố Lào Cai mang tên liệt sỹ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới tỉnh Lào Cai năm 1979, trong đó có liệt sỹ Võ Đại Huệ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được đặt tên cho một đường phố của phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai và thân nhân gia đình Anh hùng liệt sỹ Võ Đại Huệ thăm đường phố mang tên ông ở phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai - Ảnh:TL
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai và thân nhân gia đình Anh hùng liệt sỹ Võ Đại Huệ thăm đường phố mang tên ông ở phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai - Ảnh:TL 

Theo cuốn sách "Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh" do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (Hà Nội) xuất bản, phát hành năm 2001: "Liệt sỹ - Anh hùng Võ Đại Huệ, sinh năm 1952, quê ở xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh anh là Trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16, Công an nhân dân vũ trang.
Sáng 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược cho pháo các cỡ bắn cấp tập, rồi dùng bộ binh có xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công vào khu vực Mường Khương. Đại đội trưởng Võ Đại Huệ mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh bật địch xuống, giữ vững trận địa. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Bị thương vào tay, nhưng Đại đội trưởng Võ Đại Huệ vẫn bình tĩnh chỉ huy và động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu, diệt nhiều địch, giữ vững trận địa. Do đó 11 đợt tấn công của địch đã bị đẩy lùi, đơn vị đã diệt 300 tên địch. Riêng Đại đội trưởng Võ Đại Huệ đã diệt 48 tên, trong đó có chỉ huy xe tăng. 

Chiều 18 tháng 2 năm 1979, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Đại đội trưởng Võ Đại Huệ chỉ huy đơn vị phá vòng vây dày đặc của địch, di chuyển đến vị trí mới, anh đã anh dũng hy sinh. 

Kết thúc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đầu năm 1979, Đại đội trưởng Công an vũ trang nhân dân Võ Đại Huệ được truy thăng cấp hàm Trung úy và truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Đặc biệt, ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Võ Đại Huệ được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân."

Đường phố mang tên Anh hùng liệt sỹ Quách Văn Rạng

Đường phố Quách Văn Rạng nằm ở trung tâm phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Đây là 1 trong 3 đường phố đầu được Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ra quyết định được đặt theo tên liệt sỹ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới tỉnh Lào Cai ngày 17/2/1979.

Anh hùng liệt sỹ Quách Văn Rạng sinh năm 1956, dân tộc Mường, quê ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là Trung sĩ, Trung đội phó, Đồn Biên phòng 125, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Anh Quách Văn Rạng đã có nhiều công lao trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng thế trận bảo vệ Tổ quốc ngay ở tuyến đầu do Đồn Biên phòng 125 phụ trách.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có xe tăng và pháo yểm trợ tấn công vào Đồn Biên phòng 125 và khu vực thị xã Lào Cai. Thực hiện quyết tâm chiến đấu của đồn, Quách Văn Rạng đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa đầu cầu bên bờ sông Nậm Thi. Bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, ép anh chỉ đường về vị trì mới của đơn vị nhưng anh Quách Văn Rạng giữ tròn khí tiết, quyết không khai. Địch đã giết hại anh ngay tại trận. Ở nơi ẩn nấp, người đồng đội bị thương đã chứng kiến hành động quả cảm của liệt sỹ Quách Văn Rạng. Trong hơn 5 ngày đêm liên tục chiến đấu, riêng anh Quách Văn Rạng đã lập công xuất sắc và quên mình để cứu đồng đội. 

Liệt sỹ Quách Văn Rạng đã được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba và ngày 19 tháng 12 năm 1979 anh đã được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân."

Đường phố mang tên Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Bá Lại

Đây là đường phố thứ 4 của thành phố Lào Cai được đặt tên của liệt sỹ hy sinh anh dũng đầu năm 1979 trong chiến đấu bảo vệ biên giới tỉnh Lào Cai.

Di ảnh Anh hùng liệt sỹ - kỹ sư địa chất Nguyễn Bá Lại (( Đoàn địa chất 305) hy sinh bảo vệ vùng mỏ đồng Sin Quyền ở biên giới tỉnh Lào Cai ngày 17/2/1979 - Ảnh: TL
Di ảnh Anh hùng liệt sỹ - kỹ sư địa chất Nguyễn Bá Lại (( Đoàn địa chất 305)  hy sinh bảo vệ vùng mỏ đồng Sin Quyền ở biên giới  tỉnh Lào Cai ngày 17/2/1979 -  Ảnh: TL 

Kỹ sư - liệt sỹ Nguyễn Bá Lại, Trưởng phòng kỹ thuật kiêm Trung đội trưởng tự vệ của Đoàn địa chất 305, Liên đoàn địa chất 3 trực thuộc Tổng cục Mỏ và địa chất Việt Nam đã dũng cảm, mưu trí cùng đồng đội đẩy lùi nhiều đợt phản công của quân xâm lược bao vây khu mỏ đồng Sin Quyền nằm ở khu vực biên giới xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) ngày 17/2/1979. 

Kỹ sư Nguyễn Bá Lại đã trực tiếp tiêu diệt 7 tên địch, thu 1 khẩu súng AK và lấy thân mình che quả lựu đạn đang xì khói sắp nổ mà địch ném vào trận địa của ta.
Kỹ sư Nguyễn Bá Lại đã anh dũng hy sinh nhưng hành động anh hùng của anh đã bảo vệ an toàn cho 6 đồng đội cùng trong chiến hào, đồng thời góp phần thiết thực cùng đồng đội đảm bảo cho hơn 300 người, phần lớn là người già và trẻ nhỏ.

Kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới đầu năm 1979, liệt sỹ Nguyễn Bá Lại đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3 và ngày 29/1/1996, anh có vinh dự lớn lao hơn được Đảng , Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Năm 1998, Cục địa chất Việt Nam phối hợp với tỉnh Lào Cai và Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam xây dựng nhà bia tưởng niệm Anh hùng Nguyễn Bá Lại và 50 liệt sỹ là tự vệ của Đoàn địa chất 305 đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc và vùng mỏ đồng Sin Quyền ngày 17/2/1979.

Kỹ sư - liệt sỹ Nguyễn Bá Lại, sinh năm 1949, quê quán ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở về nước công tác từ năm 1972 đến khi hy sinh vào ngày 17/2/1979, anh tự nguyện lên vùng biên giới Lào Cai thăm dò khoáng sản quý cho Tổ quốc ở mỏ đồng Sin Quyền, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Đường phố mang tên nhà báo liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết

Nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết, phóng viên báo Hoàng Liên Sơn là phóng viên duy nhất của cả nước đã anh dũng ngã xuống tại một điểm cao trên biên giới xã Tả Ngải Chồ ngày 17/2/1979 khi đang trực tiếp cầm súng cùng bộ đội địa phương huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai) dũng cảm chặn đánh quân địch từ bên kia biên giới tràn sang.

Nhà báo- nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết hy sinh anh dũng ngày 17/2/1979 tại biên giới xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Ảnh TL
Nhà báo- nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết  hy sinh anh dũng ngày 17/2/1979 tại biên giới xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Ảnh TL

Nhà báo Vũ Văn Thụ, nguyên Tổng biên tập báo Hoàng Liên Sơn nhiều lần kể lại rằng, cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc rất căng thẳng do phía bên kia biên giới gây ra, nhà báo trẻ Bùi Nguyên Khiết khi ấy là biên tập viên của Tòa soạn báo Hoàng Liên Sơn có trụ sở ở thị xã Yên Bái đã nhiều lần xung phong lên biên giới Lào Cai nắm tình hình viết bài, chụp ảnh đăng báo.

Nguyện vọng của nhà báo Bùi Nguyên Khiết đã được đáp ứng và anh đã ngã xuống ở mặt trận Mường Khương ngay trong ngày 17/2/1979 trên cương vị nhà báo chiến trường khi đang phối hợp cùng bộ đội chặn đánh quân xâm lược khi đang đi cơ sở viết bài, chụp ảnh một đơn vị chiến đấu ở tuyến tiền tiêu biên giới.

Nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết đã nêu tấm gương sáng cho giới báo chí cách mạng Việt Nam và báo chí tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) và tỉnh Lào Cai ngày nay.
Năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã quyết định đặt tên 3 đường phố của thành phố tỉnh lỵ Lào Cai 3 liệt sỹ tiêu biểu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tháng 2/1979 ở tuyến biên giới Lào Cai, trong đó có nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết.

Liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết sinh năm 1945 tại Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Trước khi trở thành phóng viên báo Hoàng Liên Sơn, liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết là giáo viên cấp 2 có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng cao tỉnh Lào Cai.
Anh được kết nạp chính thức vào Hội Nhà văn Việt Nam sau khi hy sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc ngày 17/2/1979, trước đó anh là cộng tác viên thân thiết của Tuần báo Văn nghệ ( Hội Nhà văn Việt Nam), Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Phụ nữ qua các bút ký báo chí, phóng sự văn học, truyện ngắn ... mang tính thời sự cao viết từ vùng biên giới Lào Cai.

Năm 2004, nhà văn Bùi Nguyên Khiết là tác giả đầu tiên được UBND tỉnh Lào Cai truy tặng đợt đầu Giải nhất Giải thưởng Phan Si Păng là Giải thưởng văn học - nghệ thuật cao nhất của tỉnh Lào Cai xét tặng 5 năm một lần. Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2014, UBND thành phố Lào Cai tổ chức gắn biển đường phố mang tên nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết.

Đây là một trong ba liệt sỹ tiêu biểu trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Lào Cai được Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai quyết định đợt đầu chọn đặt tên đường phố mới của thành phố tỉnh lỵ Lào Cai.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy: Những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2025

Tinh gọn bộ máy: Những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2025

Điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đất nước đang đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng mới.

Giữ bình yên nơi biên cương

Giữ bình yên nơi biên cương

Trung tuần tháng Tư, khi ánh nắng đầu hè cũng đủ để cháy rát lưng áo, chúng tôi có dịp trở lại Tả Gia Khâu - xã biên giới thuộc huyện Mường Khương, nơi được ví là “Trường Sa trên cạn”.

Vì lợi ích đoàn viên

Vì lợi ích đoàn viên

Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động luôn là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn tập trung triển khai theo chủ đề “Vì lợi ích đoàn viên” với nhiều hoạt động thiết thực, hướng đến đoàn viên, người lao động, nhất là lao động ở cơ sở, người lao động trực tiếp sản xuất.

Phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động vững mạnh

Phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động vững mạnh

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tham mưu, tổ chức thực hiện nhiều nội dung, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động ngày càng vững mạnh.

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn đau đáu tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, “Hướng tới miền Nam thân yêu”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... Ngày nay, vẫn tinh thần “Nam - Bắc một nhà”, kết nghĩa anh em ruột thịt, tỉnh Lào Cai đã đặt tên một số tuyến đường rất ý nghĩa, mang dấu ấn miền Nam thân yêu.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Nhớ một thời hoa lửa

Nhớ một thời hoa lửa

Mỗi dịp 30/4 hằng năm, những thành viên hội đồng ngũ 1972 (nhập ngũ năm 1972) lại gặp mặt để ôn lại truyền thống, cùng nhau nhớ về những năm tháng không thể nào quên. Cuộc gặp năm nay diễn ra trong không khí cả nước đang rộn ràng chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tháng Tư Trường Sa

Tháng Tư Trường Sa

Tháng Tư, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trong tôi lại trào dâng kỷ niệm về những ngày tháng Tư năm 2024 khi được may mắn tham gia đoàn công tác thăm vùng biển, đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là dịp kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2024).

Tự hào một dải non sông

Tự hào một dải non sông

Mỗi tháng 4 về trong nắng mới, khi sắc đỏ cờ hoa rực rỡ khắp phố phường, cũng là lúc lòng người Việt Nam lại trào dâng niềm tự hào thiêng liêng - niềm tự hào về một dải non sông liền mạch từ địa đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, về một đất nước thống nhất từ 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử. Máu xương của bao thế hệ con dân đất Việt đã kết thành một dải gấm vóc không thể chia cắt!

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Tròn 50 năm thống nhất đất nước, tỉnh Lào Cai tự hào nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ xây dựng và phát triển dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong suốt hành trình đó, công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ tỉnh luôn giữ vai trò mặt trận hàng đầu, góp phần tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân, đưa tỉnh Lào Cai vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của khu vực vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Ngày 30/4 của những người lính biển

Ngày 30/4 của những người lính biển

Hòa cùng không khí tưng bừng của Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại các đảo trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển và các đơn vị hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường còn có nhiều cựu chiến binh với công việc thầm lặng, nhỏ bé nhưng đầy hiểm nguy làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về thời hoa lửa ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí họ với niềm tự hào.

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

“Đồng đội tôi đã ngã xuống ở cửa ngõ Đồng Dù. Mỗi bước tiến là máu, là nước mắt… nhưng chúng tôi không lùi vì sau lưng là Tổ quốc”. Đó là những lời giản dị mà đau đáu của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Hòa (thành phố Lào Cai). Ông từng trực tiếp cầm súng trong trận đánh ác liệt cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp chiến công vang dội, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 30/4/2025, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được tổ chức trọng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nơi biên cương của Tổ quốc, rất đông đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai háo hức theo dõi chương trình qua màn hình nhỏ với niềm tự hào, xúc động.

Gặp lại giữa mùa Xuân

Gặp lại giữa mùa Xuân

Mùa Xuân cách đây tròn 50 năm, những người con của quê hương Lào Cai hòa trong khí thế sục sôi của đoàn quân tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau nửa thế kỷ, vẫn là những chiến sĩ năm xưa, họ trở về thăm lại mảnh đất thân yêu - nơi đã gửi gắm một phần thanh xuân, xương máu.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

fb yt zl tw